- Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) và c...
- Câu 1 : Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ
B Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng
C Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai
D Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ
- Câu 2 : Từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với thực dân Pháp
A Kháng chiến chống Pháp
B Vừa đánh vừa đàm
C Hòa để tiến
D Đầu hàng
- Câu 3 : Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã có chủ trương gì vào ngày 12-12-1946?
A ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến
B ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc
C quyết định phát động cả nước kháng chiến
D ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
- Câu 4 : Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp lần thứ hai đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài?
A Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
B Chiến dịch Việt Bắc thu- đông
C Chiến dịch Biên giới thu- đông
D Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ
- Câu 5 : Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp khi mở cuộc tiến công lên Việt Bắc vào cuối năm 1947 là
A triệt đường liên lạc quốc tế của ta
B tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn
C tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
D Khóa chặt biên giới Việt - Trung
- Câu 6 : Chiến thắng nào đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
B Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
C Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952
D Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952
- Câu 7 : “Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng cho chúng” là một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch quân sự nào?
A Kế hoạch Valuy
B Kế hoạch Rơve
C Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi
D Kế hoạch Nava
- Câu 8 : Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là
A Xoay chuyển cục diện chiến tranh
B Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
C Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự
D Buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh
- Câu 9 : Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc?
A Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng Minh
B Do Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
C Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế
D Do Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài
- Câu 10 : Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
A Đường số 4
B Đường số 3
C Đường số 2
D Ngã ba sông Gâm- sông Lô
- Câu 11 : Tại sao có thể khẳng định Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?
A Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến
C Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
D Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- Câu 12 : Đâu không phải là những biện pháp được thực hiện trong kế hoạch Nava trước khi kế hoạch này bị đảo lộn?
A Tăng cường viện binh cho Đông Đương
B Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
C Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
D Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
- Câu 13 : Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?
A Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam
B Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
C Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
D Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
- Câu 14 : Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 phản ánh điều gì trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc?
A Sử dụng ngoại giao để phục vụ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
B Sử dụng ngoại giao như một sách lược điều đình sự bùng nổ cuộc chiến tranh
C Thể hiện thiện chí giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình
D Phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Câu 15 : Những thắng lợi của quân dân Việt Nam trên tất cả các mặt quân sự- chính trị- kinh tế- văn hóa…trong những năm 1950-1953 đã cho thấy sự đúng đắn của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc thực hiện đường lối nào?
A Độc lập dân tộc- chủ nghĩa xã hội
B Xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến bảo vệ tổ quốc
C Kháng chiến - kiến quốc
D Dựng nước đi đôi với giữ nước
- Câu 16 : Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Rơve của Pháp là
A Tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam
B Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
C Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh
D Phô trương sức mạnh, thanh thế
- Câu 17 : Đâu không phải là luận điểm để chứng minh Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A Là trận đánh huy động đến mức cao nhất nỗ lực của cả Pháp và Việt Nam
B Là trận đánh ác liệt nhất, các bên tham chiến giằng co quyết liệt từng vị trí
C Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh
D Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới
- Câu 18 : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một bước tiến so với hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A Là văn bản pháp lý quốc tế nên có tính đảm bảo hơn
B Công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
C Quyền dân tộc cơ bản được công nhận ở một nửa đất nước
D Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Câu 19 : “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)?
A Tính chính nghĩa
B Tính nhân dân
C Tính toàn diện
D Tính trường kì
- Câu 20 : Bài học kinh nghiệm lớn nhất Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là gì?
A Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định
B Không để thời gian thực thi hiệp đinh quá dài
C Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ
D Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12