Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - THPT Lý Tự Tr...
- Câu 1 : Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) là gì?
A Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận,
D Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
- Câu 2 : Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là gì?
A Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,
B Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
C Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
- Câu 3 : Vì sao Châu Phi được gọi là "Lục địa mới trỗi dậy"?
A Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
B Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
C Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
D Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
- Câu 4 : Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
A Ở đây thường xuyên xãy ra cháy rừng .
B Ở đây nhân dân đã đứng lên chống đế quốc Mĩ .
C Ở đây có cuộc cách nổi tiếng nổ ra và thắng lợi ở Cuba .
D Các nước đế quốc dùng Mĩ la tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ .
- Câu 5 : Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
A Mĩ - Anh - Pháp.
B Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
C Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
D Mĩ - Đức - Nhật Bản.
- Câu 6 : Ý nghĩa nào then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật lần thứ hai?
A Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
B Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.
C Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
D Mở ra xu thế toàn cầu hóa.
- Câu 7 : Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN?
A Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất
B Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
C Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN
D Khôi phục nền kinh tế Việt Nam
- Câu 8 : Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần II của pháp đến kinh tế VN là
A Nền kinh tế VN phát triển độc lập tự chủ
B Nền kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp
C Nền kinh tế VN lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp
D Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp
- Câu 9 : Công lao to lớn đầu tiên nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?
A Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B Thành lập hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
C Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D Khởi thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
- Câu 10 : Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 ?
A Các quan lại của triều đình Huế và thực dân Pháp nói chung.
B Địa chủ phong kiến, bọn phản động thuộc địa.
C Bọn phản động thuộc địa và tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp.
D Các quan lại của triều đình Huế và tay sai của đế quốc.
- Câu 11 : Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 là ai?
A Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng
B Bọn đế quốc và phát xít
C Bọn thực dân phong kiến
D Bọn phát xít Nhật
- Câu 12 : Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
C Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
- Câu 13 : Cuộc chiến đấu ở các đô thị của quân dân ta đã phá tan được âm mưu nào của thực dân Pháp ?
A Đánh nhanh, thắng nhanh
B Người Việt trị người Việt
C Đánh úp
D Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
- Câu 14 : Địa danh tiêu biểu cho cả nước trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến?
A Sài Gòn – Chợ Lớn.
B Nam Định.
C Hải Phòng.
D Thủ đô Hà Nội
- Câu 15 : Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947 có ý nghĩa gì?
A Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
B Buộc địch co cụm về thế phòng ngự bị động.
C Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc
D Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp
- Câu 16 : Hãy cho biết câu nói sau đây của ai: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh . . .” ?
A Võ Nguyên Giáp.
B Trường Chinh.
C Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
D Phạm Văn Đồng.
- Câu 17 : Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ 6/3/1946?
A Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
B Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
C Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam
D Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.
- Câu 18 : Người viết của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là ai?
A Hồ Chí Minh.
B Võ Nguyên Giáp.
C Phạm Văn Đồng.
D Trường Chinh.
- Câu 19 : Trận chiến đấu ác liệt nhất trong Chiến dich Biên giới thu-đông 1950 là trận nào?
A Thất Khê
B Cao Bằng
C Đông Khê
D Đình Lập
- Câu 20 : Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A Chiến dịch Việt Bắc 1947
B Chiến dịch Biên Giới 1950
C Chiến dịch Quang Trung 1951
D Chiến dịch Hoà Bình 1952
- Câu 21 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 -1960 là
A Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
B Thông qua nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
C Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng.
D Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
- Câu 22 : Đâu không phải ý nghĩa của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là:
A Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.
B Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá họai miền Bắc.
C Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
D Mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Câu 23 : Chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?
A Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa, giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
B Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
C Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam ngay trong năm 1976.
D Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975 là thời cơ và chỉ thị rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”..
- Câu 24 : Chủ trương “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đó là tinh thần và khí thế của ta trong Chiến dịch nào sau đây?
A Chiến dịch Tây Nguyên.
B Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
- Câu 25 : Chủ trương đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là:
A Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo cơ chế thị trường
C Thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
D Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12