Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT T...
- Câu 1 : Chiến thắng đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là:
A Giải phóng thị xã Thái Nguyên.
B Trận Cao – Bắc- Lạng.
C Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói.
D Trận Phay Khắt- Nà Ngần
- Câu 2 : Bốn tỉnh nào giành chính quyền sớm nhất trong cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
B Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
C Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hưng Yên.
D Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
- Câu 3 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nào?
A Giao thông vận tải.
B Công nghiệp chế biến.
C Nông nghiệp và thương nghiệp.
D Nông nghiệp và khai thác mỏ
- Câu 4 : Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với lần thứ nhất là.
A Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ thực tiễn
B Khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
D Mọi phát minh khoa học đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
- Câu 5 : Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi Nen – xơ Man- đê- la?
A Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân
B Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng- go- la
C Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
D Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An- giê- ri
- Câu 6 : Trước ngày 6/3/1946 Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
A Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
B Hòa với Tưởng để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
C Hòa với Pháp để ổi Tưởng về nước.
D Hòa với Pháp ở miền Nam để đánh Tưởng ở miền Bắc
- Câu 7 : Khó khăn lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là
A Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
B Nạn đói, nạn dốt đe dọa nghiêm trọng
C Giặc ngoại xâm và nội phản.
D Chính quyền cách mạng còn non trẻ
- Câu 8 : Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946- 1949) mang tính chất là
A Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
B Lật đổ tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền
C Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.
D Cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Câu 9 : Theo thỏa thuận của các cường quốc tại hội nghị Ianta, thì Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A Mỹ, Anh, Liên Xô.
B Đức, Pháp và Nhật Bản.
C Các nước phương Tây.
D Các nước Đông Âu
- Câu 10 : Cánh quân đầu tiên của Pháp tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc là cánh quân nào?
A Một bộ phận quân Pháp từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng theo đường số 4 rồi theo đường số 3 đánh về Bắc Kạn
B Một bộ phận quân Pháp từ Cao Bằng đánh xuống Lạng Sơn
C Một binh đoàn lính thủy từ Hà Nội dọc sông Hồng, sông Lô lên Đoan Hùng
D Một bộ phận từ Thái Nguyên đánh lên Bắc Kạn
- Câu 11 : Tạm ước 14/9/1946 với Pháp ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số vấn đề gì?
A Chấp nhận cho Pháp đưa 15 000 quân ra Bắc.
B Một số quyền lợi về chính trị và quân sự.
C Một số quyền lợi về kinh tế và quân sự.
D Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
- Câu 12 : Hai cuộc chiến tranh ở đâu được ví như “luống gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản?
A Triều Tiên, Việt Nam.
B Trung Quốc, Triều Tiên.
C Hàn Quốc, Việt Nam.
D Nội chiến ở Trung Quốc và Triều Tiên
- Câu 13 : Lý do nào khiến thực dân Pháp quay trở lại đánh Nam Bộ trước tiên?
A Vì chính quyền cách mạng ở Nam bộ còn non yếu
B Nam bộ ở cách xa Hà Nội
C Vì Nam bộ có nhiều lúa gạo
D Quân Anh giúp quân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ
- Câu 14 : “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” đây là câu nói của Hồ Chí Minh:
A Khi Mĩ đổ bộ quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam
B Trong thời kì chống cuộc chiến tranh leo thang của Mĩ ra miền Bắc nhằm đưa miền Bắc quay về thời kì đồ đá
C Trước khi tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
D Trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Câu 15 : Trong các nội dung sau nội dung nào không thuộc luận cương chính trị tháng 10/1930?
A Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
B Giai cấp công- nông là lực lượng chính để đánh đổ đế quốc, phong kiến đồng thời phải liên lạc với tiểu tư sản, phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc để lôi kéo họ đi theo giai cấp vô sản
C Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác- Leenin lãnh đạo.
D Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn đó là: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Câu 16 : Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
A Khởi nghĩa Bắc Sơn.
B Khởi nghĩa Yên Bái
C Khởi nghĩa Nam Kì.
D Binh biến Đô Lương
- Câu 17 : Những nét chung phổ quát nhất của nền kinh tế Mĩ suốt thập kỉ 90 là
A Tăng trưởng liên tục, địa vị của Mĩ dần phục hồi trở thành trung tâm tài chính số 1 thế giới.
B Trải qua nhiều đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới
C Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng
D Giảm sút nghiêm trọng Mĩ không còn là trung tâm kinh tế tài chính đứng đầu thế giới
- Câu 18 : Câu nói “Nhân dân CuBa sẵn sàng đổ đến giọt máu cuối cùng để kề vai chiến đấu cạnh người anh em Việt Nam” được chủ tịch Phidel Castro nói về cuộc chiến tranh nào?
A Chiến tranh biên giới Tây Nam.
B Chiến tranh biên giới Việt – Trung.
C Chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân Việt Nam.
D Chiến tranh chống thực dân Pháp.
- Câu 19 : Nhà nước Việt Nam được thành lập sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam.
C Nhà nước dân chủ tư sản kiểu mới.
D Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á
- Câu 20 : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố nào?
A Chủ nghĩa Mác- Lenin, phong trào công nhân và phong trào dân chủ tư sản
B Chủ nghĩa Mác- Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C Chủ nghĩa Mác- Lenin với phong trào công nhân
D Chủ nghĩa Mác- Lenin với tư tưởng Hồ Chí Minh
- Câu 21 : Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm
A Năm 1995.
B Năm 1967.
C Năm 1968
D Năm 1997
- Câu 22 : Sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, chính quyền Mĩ đã theo đuổi đường lối nào trong quan hệ quốc tế?
A Đưa Mĩ trở thành siêu cường hùng mạnh về kinh tế trên thế giới
B Phấn đấu trở thành siêu cường hùng mạnh nhất ở hệ thống tư bản chủ nghĩa
C Cố gắng thiết lập thế đa cực trong đó Mĩ là một cực quan trọng
D Tìm cách thiết lập trật tự thế giới đơn cực
- Câu 23 : Tại hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương thành lập Mặt trận nào?
A Mặt trận Đồng Minh
B Mặt trận Việt Minh
C Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D Mặt trận Liên Việt
- Câu 24 : Nguyên nhân chính nào khiến Nhật Bản không chi phí nhiều cho quốc phòng?
A Tập trung cho khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại
B Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ
C Nhật Bản nằm trong vùng thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần
D Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài lớn do bồi thường chiến tranh
- Câu 25 : Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc trong thời kì 1919- 1925 là
A Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị
B Đòi quyền lợi về kinh tế
C Cải cách văn hóa, nâng cao đời sống, đòi quyền lợi về chính trị
D Đòi quyền lợi về chính trị
- Câu 26 : Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là
A Chủ nghĩa phát xít và bọn phản động ở Đông Dương không thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp
B Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
C Chủ nghĩa đế quốc thực dân
D Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc
- Câu 27 : Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam là
A Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
B Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
C Tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc
D Chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
- Câu 28 : Sự kiện nào đánh dấu sự phục hồi lực lượng cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương sau khủng bố trắng của thực dân Pháp
A Cuộc tranh luận công khai về các quan điểm duy vật, duy tâm năm 1933
B Đại hội lần thứ I của Đảng cộng sản Đông Dương tại Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935
C Cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” năm 1935
D Đấu tranh của công nhân và nông dân năm 1933
- Câu 29 : Tháng 8 năm 1945 điều kiện khách quan thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành độc lập dân tộc là
A Chiến tranh kết thúc ở châu Âu
B Sự đầu hàng của phát xít Đức và Italia
C Sự thất bại của phe Phát xít ở chiến trường châu Âu
D Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc trên toàn thế giới
- Câu 30 : Hai khẩu hiệu nào Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930- 1931?
A “Độc lập dân tộc” và “Cơm áo cho dân cày”
B “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”
C “Chống đế quốc” và “Chống phong kiến”
D “Độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”
- Câu 31 : Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
A Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam
B Là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho sự nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam
C Là quá trình đấu tranh giai cấp và sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử
D Mở ra một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc Việt Nam
- Câu 32 : Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh Thế giới lần thứ II?
A Đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới sau Mĩ
B Năm 1957 Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất
C Năm 1961 Liên Xô đưa nhà du hành Vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất
D Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
- Câu 33 : Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là
A Cao Bằng.
B Lạng Sơn
C Bắc Sơn- Võ Nhai
D Cao- Bắc- Lạng
- Câu 34 : Ba nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố giành độc lập sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2 là
A In- đô- nê- xi- a, Việt Nam, Cam- pu- chia
B Thái Lan, In- đô- nê- xi- a, Việt Nam.
C In- đô- nê- xi- a, Việt Nam, Lào.
D Việt Nam, Thái Lan, Lào.
- Câu 35 : Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930- 1931?
A Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khi khởi nghĩa Yên Bái.
B Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933
C Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân
D Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp bóc lột nhân dân ta
- Câu 36 : Các giai cấp mới nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam?
A Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến
B Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản
C Công nhân, nông dân, tư sản
D Công nhân, tiểu tư sản, tư sản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12