Đề thi thử THPTQG môn Lịch sử trường THPT chuyên L...
- Câu 1 : Từ sau cuộc tấn công Gia Định (2-1859), thực dân Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện kế hoạch
A “đánh nhanh thắng nhanh”.
B “đánh chắc, chắc thắng thì đánh”.
C “chinh phục từng gói nhỏ”.
D “đánh lâu dài”.
- Câu 2 : Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxiki (1975) là
A khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia.
B tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật.
C tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội
D xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa nhiều nước.
- Câu 3 : So với cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản, cải cách Rama V (thế kỉ XIX) ở Xiêm chú trọng nhất lĩnh vực
A ngoại giao.
B giáo dục.
C kinh tế
D chính trị.
- Câu 4 : Các cuộc chiến tranh được ví như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).
B nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).
C chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975).
D nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).
- Câu 5 : Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 – 1930) cho cách mạng Việt Nam là
A phải tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân.
B phải biết chờ thời cơ chín muồi.
C có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
D có sự chuẩn bị đúng đắn.
- Câu 6 : Cho các dữ kiện sau:1.Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.2.Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng.3.Đức tấn công Liên Xô.4.Hội nghị Ianta.Hãy chọn đáp án đúng để sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự thời gian
A 3 – 2 – 4 – 1.
B 3 – 4 – 2 – 1.
C 2 – 3 – 1 – 4.
D 1 – 3 – 4 – 2.
- Câu 7 : Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 so với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A đấu tranh ngoại giao.
B đấu tranh chính trị.
C đấu tranh vũ trang
D khởi nghĩa từng phần.
- Câu 8 : Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc
A ngăn cản, đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
B lối kéo được nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ.
C làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.
D làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian này.
- Câu 9 : Khác với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 diễn ra theo hình thái
A bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm.
B nổ ra đồng thời trên cả nước, bất kể nông thôn hay thành thị.
C kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.
D bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị.
- Câu 10 : Lực lượng vũ trang ba thứ quân được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) gồm
A bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, pháo binh.
B pháo binh, công binh, bộ binh.
C bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong, dân quân du kích.
D bộ dội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích.
- Câu 11 : Cho các dư liệu sau:1.Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.2.Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam.3.Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.Hãy sắp xếp các dữ kiện trên cho đúng với trình tự thời gian.
A 1 – 3 – 2.
B 1 – 2 – 3.
C 3 – 2 – 1.
D 2 – 3 – 1.
- Câu 12 : Kế hoach quân sự mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ sau khi Pháp đánh mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ là
A kế hoạch Mác san.
B Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.
C Kế hoạch Nava.
D Kế hoạch Rove.
- Câu 13 : Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
A hậu phương được củng cố, lớn mạnh về mọi mặt.
B hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc.
C vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến.
D sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô.
- Câu 14 : Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp là do
A xu thế đối đầu của các cường quốc trong trật tự hai cực Ianta.
B lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp, Mĩ.
C sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
D quân viễn chinh Pháp chưa thất bại hoàn toàn ở chiến trường Việt Nam.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12