Đề thi online bài tập kim loại tác dụng với dung d...
- Câu 1 : Cho hỗn hợp bột gồm 0,48 g Mg và 1,68 g Fe vào dung dịch CuCl2, rồi khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,12 g phần không tan X. Số mol CuCl2 tham gia phản ứng là
A 0,03.
B 0,05.
C 0,06.
D 0,04.
- Câu 2 : Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa. Số lượng muối có trong dung dịch Z là:
A 2.
B 1.
C 4.
D 3.
- Câu 3 : Cho hỗn hợp rắn A gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với 300 ml dung dịch AgNO3 2M khi phản ứng hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được là
A 21,6gam.
B 43,2 gam.
C 54,0 gam.
D 64,8 gam.
- Câu 4 : Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A 0,168 gam
B 0,123 gam
C 0,177 gam
D
0,150 gam
- Câu 5 : Cho 1,58 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2 đến khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Z và 1,92 gam chất rắn T. Cho Z tác dụng với NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 0,7 gam chất rắn F gồm 2 oxit. Phần trăm khối lượng Mg trong X là
A 88,61%.
B 11,39%.
C 24,56%.
D 75,44%
- Câu 6 : Cho một hỗn hợp gồm 1,2 mol Zn, 0,3 mol Fe vào một dung dịch chứa b mol CuSO4 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 94,4 gam kim loại. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH loãng dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A 18.
B 9.
C 13,5.
D 22,3.
- Câu 7 : Cho 23,0 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe tác dụng với 400 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và m gam hỗn hợp T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH, thu được lượng kết tủa lớn nhất là 24,6 gam. Giá trị của m là:
A 37,6.
B 27,7.
C 19,8.
D 42,1.
- Câu 8 : Cho 6,88 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỉ lệ mol tương ứng là 1:5 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A 5,12.
B 3,84.
C 2,56.
D 6,96.
- Câu 9 : Cho a mol Mg và b mol Zn dạng bột vào dung dịch chứa c mol Cu(NO3)2 và d mol AgNO3 thu được dung dịch chứa 3 muối. Biết a < c+ 0,5d. Quan hệ giữa a, b, c, d là:
A b > c-a+d
B a > c+d-b/2
C b < c – a + d/2
D b < c + d/2
- Câu 10 : Hỗn hợp gồm 0,02mol Fe và 0,03 mol Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa đồng thời x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 tạo ra 6,44g chất rắn. x và y lần lượt có giá trị là:
A 0,05 và 0,04.
B 0,03 và 0,05.
C 0,01 và 0,06.
D 0,07 và 0,03.
- Câu 11 : Cho 4,15 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,84 gam chất rắn T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A 32,53%.
B 67,47%.
C 59,52%.
D 40,48%.
- Câu 12 : Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m gần nhất với:
A 51,30
B 9,5
C 6,5
D 8,5
- Câu 13 : Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe (tỉ lệ số mol 3:5) tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng thu được dung dịch Z và 16,24 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho dung dịch HCl dư vào T thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong Y lần lượt là:
A 0,5M và 0,3M
B 0,15M và 0,25M
C 0,3M và 0,5M
D 0,25M và 0,15M
- Câu 14 : Cho 6,12 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào 200 ml dung dịch CuCl2 0,8M và FeCl3 0,6M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 14,72 gam chất rắn Y. Dung dịch X tác dụng tối đa với dung dịch chứa a mol NaOH. Giá trị của a là:
A 0,72 mol
B 0,68 mol
C 0,74 mol
D 0,80 mol
- Câu 15 : Cho hỗn hợp chứa x mol Mg và 0,2 mol Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 18,4 gam chất rắn. Giá trị của x là
A 0,3.
B 0,2.
C 0,1.
D 0,4.
- Câu 16 : Cho 1,57 gam hỗn hợp X gồm Zn và Al vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn T và dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Ngâm T trong H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Nếu coi thể tích dung dịch không đổi thì tổng nồng độ các ion trong Z là
A 0,3M.
B 0,8M.
C 1,0M.
D 1,1M.
- Câu 17 : Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là:
A 3,124
B 2,648
C 2,700
D 3,280
- Câu 18 : Cho 3,72 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch M chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 20,0 gam chất rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 18,4 gam. Lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,6 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Tỉ lệ nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch M là:
A 4 : 5
B 2 :3
C 1 : 1
D 1 : 3
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime