Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử THPT Hồng Quang - H...
- Câu 1 : Mục đích chủ yếu của Mĩ khi đưa ra kế hoạch Mác-san (1947) là nhằm
A Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu
B Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chính trị-quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa
C Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu
D Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên xô và các nước Đông Âu
- Câu 2 : Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
A “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”
B “Tự do dân chủ” và “Cơm áo, hòa bình”
C “Tịch thu thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Thành lập chính phủ Việt Nam dân chủ cộng”
D “Độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng”
- Câu 3 : Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của quân Mĩ và quân Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là
A Đông Nam Bộ và Liên khu V
B Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
C Đông Nam bộ và Nam Trung bộ.
D Đông Nam bộ và Tây Nguyên
- Câu 4 : Đại biểu của tổ chức cộng sản nào dưới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng vào đầu năm 1930?
A Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng
B Đông Dương cộng sản liên đoàn
C Đông Dương cộng sản Đảng
D An Nam cộng sản Đảng
- Câu 5 : Công ty Bạch Thái Bưởi kinh doanh ngành gì?
A Xay xát.
B Giày da.
C Tàu biển
D Xà phòng
- Câu 6 : Người được nhân dân miền Tây suy tôn “Bình Tây Đại nguyên soái” là
A Nguyễn Tri Phương
B Trương Định
C Nguyễn Trung Trực.
D Trương Quyền
- Câu 7 : Vì sao phong trào dân chủ 1936-1939 có sự điều chỉnh về mục tiêu và phương pháp đấu tranh?
A Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn
B Hoàn cảnh thế giới và trong nước có sự thay đổi so với trước
C Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta
D Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng cộng sản Đông Dương
- Câu 8 : Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ
A Mĩ chỉ muốn hỗ trợ Pháp trong chiến tranh Đông Dương
B Cuộc chiến tranh Đông Dương mang thêm tính chất của chiến tranh lạnh
C Nhân dân Đông Dương giờ đây chỉ tập trung đối phó với Mĩ
D Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương
- Câu 9 : Phương án nào không thể hiện đúng mưu đồ của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong chủ trương thiết lập "ấp chiến lược” trên toàn miền Nam?
A Đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp.
B Cô lập, tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng.
C Tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam
D Phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.
- Câu 10 : Biến đổi nào quan trọng nhất của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
A Trở thành các nước công nghiệp mới.
B Lần lượt gia nhập ASEAN
C Đều giành được độc lập
D Tham gia vào Liên hợp quốc.
- Câu 11 : Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
B Dùng người Việt đánh người Việt
C Kết thúc chiến tranh
D Tiêu diệt lực lượng của ta
- Câu 12 : Ngoài mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới, tổ chức Liên hợp quốc còn có mục đích là
A Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
B Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
C Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế.
D Đảm bảo quyền bình đẳng giữa các quốc gia, quyền dân tộc tự quyết.
- Câu 13 : Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)
A Vừa củng cố vừa mở rộng lực lượng
B Vừa tập trung vừa phân tán lực lượng
C Vừa phân tán lực lượng vừa chiếm các vị trí quan trọng
D Vừa tập trung lực lượng vừa phát triển đội quân nòng cốt
- Câu 14 : Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng cộng sản Đông Dương tại Hội nghị 5-1941 có điểm gì khác so với Hội nghị 11-1939?
A Đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng
B Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
C Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
D Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước
- Câu 15 : Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với Pháp (1894, 1897) vì
A Bị Pháp ép buộc
B Cần thời gian để củng cố căn cứ và xây dựng lực lượng
C Cần thương lượng để cùng chia sẻ vùng Yên Thế với Pháp
D Thế và lực ta mạnh hơn Pháp
- Câu 16 : Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước nhằm tận dụng xương máu của người Việt, đó là âm mưu của
A Chiến lược “chiến tranh đơn phương”
B Chiến lược “chiến tranh cục bộ”
C Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
D Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
- Câu 17 : Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của Hiệp định Pari năm 1973?
A Hoa Kì cam kết tông trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
B Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt
C Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực
D Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do
- Câu 18 : Cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga mang tính chất gì?
A Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B Cách mạng dân chủ tự sản
C Cách mạng vô sản
D Cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Câu 19 : Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia.
A Tự chủ
B Tự do
C Tự trị
D Độc lập
- Câu 20 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nông dân Việt Nam?
A Là lực lượng đông đảo của cách mạng.
B Bị bần cùng hóa trên quy mô lớn.
C Chiếm số đông trong xã hội.
D Có trình độ cao.
- Câu 21 : Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nền nước Việt Nam độc lập” được trích trong
A Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”
B Tuyên ngôn độc lập
C 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh
D Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Câu 22 : Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
A Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
B Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc.
C Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do
D Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
- Câu 23 : Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân
B Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
C Sử dụng con đường đấu tranh chính trị hòa bình
D Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền
- Câu 24 : Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm năm nước sáng lập ASEAN?
A Phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới
B Chủ trương phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu
C Coi trọng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài
D Cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh
- Câu 25 : Chủ trương nhân nhượng một số quyền lợi cho quân Trung Hoa Dân quốc (từ 9/1945 đến trước 6/3/1946) của Đảng để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam
A Kết hợp đấu tranh chính trị với quân sự
B Mềm dẻo trong chính sách đối ngoại.
C Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị
D Mở rộng quan hệ quốc tế
- Câu 26 : Hội nghị Trung ương Đảng 11-1939 đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng đó là
A Đặt vấn đề dân tộc cho toàn cõi Đông Dương
B Giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân
C Xác định kẻ thù chủ yếu là phát xít Nhật
D Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
- Câu 27 : Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên Hợp quốc là
A Hội đồng quản thác
B Hội đồng Bảo an
C Hội đồng Kinh tế- Xã hội
D Đại hội đồng
- Câu 28 : Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang Đông Dương đảm nhiệm chức vụ gì?
A Tổng chỉ huy quân đội Mĩ tại Đông Dương.
B Chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương
C Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
D Cao ủy Pháp ở Đông Dương
- Câu 29 : Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hóa là gì?
A Tiếp thu thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ
B Nhập khẩu hàng hóa với giá thấp
C Xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
D Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài.
- Câu 30 : Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào?
A Chiến dịch Thượng Lào năm 1954.
B Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
C Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
D Chiến dịch Việt bắc thu- đông 1947.
- Câu 31 : Thời cơ "ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương
B Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
C Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
D Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương
- Câu 32 : Hình thái khởi nghĩa đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa được xác định trong hội nghị nào?
A Hội nghị thành lập Đảng (đầu 1930).
B Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939)
C Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (14 và 15/8/1945)
D Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941).
- Câu 33 : Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991- 2000 là
A Ngả về phương Tây.
B Thực hiện chính sách hòa bình
C Phát triển quan hệ với các nước Châu Phi
D Khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước Tây Âu
- Câu 34 : Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì
A Có 17 nước ở châu Phi đã giành được độc lập
B Tất cả các nước châu Phi được trao trả độc lập
C Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”
D Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12