- Lịch sử Việt Nam 1965 -1973
- Câu 1 : Điểm khác biệt lớn nhất về quy mô của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:
A Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ
B Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
C Sự tham gia của quân đội các nước đồng minh
D Số quân tham chiến lớn
- Câu 2 : Chiến thắng Vạn Tường (8/1965) chứng tỏ điều gì?
A Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng
B Lực lượng vũ tranh miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại Mĩ
C Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”
D Quân đồng minh của Mĩ mất khả năng chiến đấu
- Câu 3 : Ý nào phản ánh không đúng về âm mưa của Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc:
A Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
B Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
C Làm lung lay ý chí chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta
D Buộc ta phải khuất phục, đàm phán
- Câu 4 : “Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ mang tên một Anh hùng!”Câu nói trên nhắc đến địa danh lịch sử nào?
A Hải Phòng
B Dinh Độc Lập
C Thành cổ Quảng Trị
D Sài Gòn
- Câu 5 : Chiến thắng nào được coi là “Ấp Bắc” đối với quân viễn chinh Mĩ, mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam:
A Núi Thành (Quảng Nam)
B Trà Bồng (Quảng Ngãi)
C Vạn Tường (Quảng Ngãi)
D Tây Ninh
- Câu 6 : “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu nào:
A Quân đội Sài Gòn
B Quân đội Mĩ
C Quân đội đồng minh
D Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh
- Câu 7 : Mĩ đã dùng thủ đoạn ngoại giao nào trong Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh" và “Đông Dương hoá chiến tranh"
A Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Liên Xô, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
B Hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
C Lôi kéo Lào và Campuchia làm đồng minh để tấn công Việt Nam
D Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- Câu 8 : Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là
A Đà Nẵng, Tây Nguyên và Sài Gòn.
B Quảng Trị, Đà Nẵng và Tây Nguyên.
C Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn
D Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Câu 9 : Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pari do thất bại bất ngờ, choán váng trong:
A Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần nhất
B Cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968
C Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai
D Âm mưu tập kích bằng B52 và Hà Nội và Hải Phòng thất bại
- Câu 10 : Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là:
A Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ
B Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “nguỵ nhào”
C Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “nguỵ nhào”
D Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “nguỵ nhào”
- Câu 11 : Nixon mở cuộc tập kích bắn phá dữ dội Hà Nội, Hải Phòng bằng B52 trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972) nhằm:
A Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ.
B Phá hoại nền nông nghiệp miền Bắc
C Ngăn chặn viện trợ vào miền Nam
D Mở rộng tấn công miền Bắc
- Câu 12 : Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
C Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D Vạn Tường (Quảng Ngãi)
- Câu 13 : Vì sao trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” quân Mĩ lại rút bớt quân Mĩ và quân Đồng minh dần khỏi chiến trường:
A Quân Mĩ và quân đồng minh đã yếu
B Quân Mĩ và quân đồng minh mâu thuẫn với nhau
C Giảm xương máu cho người Mĩ trên chiến trường
D Chuyển sang chiến trường khác
- Câu 14 : Tuyến đường trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông (tháng 5.1959), nối liền hậu phương với tiền tuyến đó là:
A Tuyến đường Bắc - Nam
B Tuyến đường Hồ Chí Minh
C Tuyến đường đèo Hải Vân
D Tuyến đường quốc lộ 1A
- Câu 15 : Cuộc Tiến công chiến lược 1972 được mở đầu bằng sự kiện:
A Cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị
B Cuộc tiến công chiến lược đánh vào Tây Nguyên
C Cuộc tiến công chiến lược đánh vào Đông Nam Bộ
D Cuộc tiến công chiến lược đánh vào Sài Gòn
- Câu 16 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:
A Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm đặt ách thống trị thực dân kiểu mới
B Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
C Đều được tiến hành bằng quân đội Mĩ là chủ yếu, quân Đồng minh của Mĩ
D Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12