Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Mỹ Đức A - Hà...
- Câu 1 : “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?
A Phản ứng linh hoạt.
B Ngăn đe thực tế.
C Bên miệng hố chiến tranh.
D Chính sách thực lực.
- Câu 2 : Trọng tâm của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A Dồn dân vào ấp chiến lược.
B Dùng người Việt đánh người Việt.
C Bình định miền Nam.
D Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
- Câu 3 : Ngày 02-12-1964, quân dân miền Nam đã giành thắng lợi nào sau đây
A Chiến thắng Ba Ray.
B Chiến thắng Bình Giã.
C Chiến thắng Ba Gia.
D Chiến thắng Đồng Xoài.
- Câu 4 : Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
A Ấp Bắc.
B Bình Giã.
C Đồng Xoài.
D Ba Gia.
- Câu 5 : Cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất của đồng bào miền Nam trong 1963 là
A Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni phật tử Huế (08-5-1963).
B Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn.
C Cuộc biểu tình của 70 vạn quân chúng ở Sài Gòn (16-6-1963).
D Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.
- Câu 6 : Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “chiến tranh cục bộ”
A Lực lượng quân ngụy.
B Lực lượng quân viễn chinh Mỹ.
C Lực lượng quân chư hầu.
D Lực lượng quân ngụy và chư hầu.
- Câu 7 : Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ
A Chiến tranh đơn phương
B Chiến tranh đặc biệt.
C Chiến tranh cục bộ.
D Việt Nam hóa chiến tranh.
- Câu 8 : Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) đã chứng tỏ điều gì?
A Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.
B Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.
C Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.
D Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “chiến tranh cụ bộ” của Mỹ.
- Câu 9 : Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 của Mỹ kéo dài trong bao lâu, với bao nhiêu cuộc hành quân
A 4 tháng với 450 cuộc hành quân.
B 4 tháng với 540 cuộc hành quân.
C 6 tháng với 450 cuộc hành quân
D 7 tháng với 540 cuộc hành quân.
- Câu 10 : Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966-1967 vào Đông Nam bộ là cuộc hành quân nào?
A
Atơnbôrơ
B Xêđanphôn
C Gianxơn Xiti.
D Cuộc hành quân ánh sáng
- Câu 11 : Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”?
A Chiến thắng Vạn Tường
B Chiến thắng Ấp Bắc.
C Chiến thắng Bình Giã
D Chiến thắng Ba Gia
- Câu 12 : Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ?
A Chiến thắng Ba Ra
B Chiến thắng Đồng Xoài.
C Chiến thắng Ấp Bắc
D Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967
- Câu 13 : Đánh sập ngụy quân, ngụy quyền giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của ta trong
A Cuộc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”
B Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
C Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1972.
D Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
- Câu 14 : Năm 1969 Nichxơn để ra chiến lược toàn cầu mang tên
A Bên miệng hố chiến tranh.
B Phản ứng linh hoạt.
C Học thuyết Nichxơn.
D Ngăn đe thực tế.
- Câu 15 : Điểm khác nhau giữa “Việt Nam hóa chiến tranh” và “chiến tranh đặc biệt” là gì?
A Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
B
Có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mỹ.
C Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mỹ.
D Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân ngụy.
- Câu 16 : Để quân ngụy có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã thực hiện biện pháp nào?
A Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách “bình định”.
B Tăng đầu tư vốn, kỹ thuật phát triển kinh tế miền Nam.
C Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.
D Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.
- Câu 17 : Ngày 06-6-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?
A Phái đoàn do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pari.
B Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương.
C Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ 2
D Chính phủ lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam ra đời.
- Câu 18 : Để mở đầu cuộc tổng tiến công 1972, quân ta đã tấn công vào nơi nào?
A Tây Nguyên.
B Đông Nam Bộ.
C Nam Trung Bộ.
D Quảng Trị.
- Câu 19 : Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?
A Tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề
B Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp
C Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố
D Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn
- Câu 20 : Cuộc tiến công chiến lược 1972, được bắt đầu và kết thúc trong thời gian nào?
A Từ 03-1972 đến cuối 5-1972.
B Từ 03-1972 đến cuối 6-1972.
C Từ 03-1972 đến cuối 7-1972.
D Từ 03-1972 đến cuối 8-1972.
- Câu 21 : "Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là con đường bạo lực”. Câu nói trên được nêu ra trong hội nghị nào?
A Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (01-1959)
B Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (07-1973)
C Hội nghị Bộ Chính trị (30-9 đến 7-10-1973)
D Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18-12-1974 đến 08-01-1975)
- Câu 22 : Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là
A Là nguồn cổ vũ mạng mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B Tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu.
C Chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cũ sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
D Là thắng lợi lớn nhất của nhân dân ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12