- Lịch sử Việt Nam 1946 - 1950 (đề 1)
- Câu 1 : Văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp:
A Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
B Tác phẩm “Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi”
C Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng
D Một số bài báo trên báo Sự thật (3/1947) của Trường Chinh
- Câu 2 : “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh giành cho:
A Đội Cứu quốc quân
B Việt Nam giải phóng quân
C Trung đoàn Thủ đô
D Vệ Quốc quân
- Câu 3 : Ý nghĩa lịch sử lớn nhất trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 là:
A tiêu diệt nhiều sinh lực địch
B Khai thông biên giới Việt Trung với chiều dài 750km
C Nối liền căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV
D Ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính ở Bắc Bộ
- Câu 4 : Sau thất bại ở Đông Khê thực dân Pháo đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?
A Từ Cao Bằng lên Bắc Cạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên
B Cho quân đánh lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng rút về
C Từ sông Lô tấn công Chiêm Hoá và từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về
D Quân nhảy dù tấn công Bắc Cạn và quân thuỷ theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang
- Câu 5 : Ý nào sau đây giải thích không đúng về nội dung “Kháng chiến toàn dân” trong đuờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng đề ra trong năm 1946-1947:
A Mọi người dân của nước Việt Nam đều phải tham gia kháng chiến
B Không phân biệt thành phần giai cấp, đảng phái, tôn giáo...trong xã hội
C Kháng chiến diễn ra trong mọi mặt
D Đánh Pháp với khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”
- Câu 6 : Ban thuờng vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động toàn quốc kháng chiến nhằm đáp lại hành động bội ước nào của thực dân Pháp:
A Tiến công vào vùng tự do của chính quyền cách mạng ở Hải Phòng, Lạng Sơn
B Chiếm đóng các cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh
C Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội
D Khiêu khích chính quyền tại Hải Phòng, Lạng Sơn
- Câu 7 : Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang:
A Phòng ngự chiến lược
B Đánh lâu dài
C Vừa đánh vừa đàm
D chiến tranh tổng lực
- Câu 8 : Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng là:
A Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
B Toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
C Toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
D Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- Câu 9 : Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1950)
A Trung đoàn thủ đô sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã rút về căn cứ an toàn
B Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950
C Đại hội đại biểu lần hai của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Vinh Quang (Chiêm Hoá – Tuyên Quang)
D Sau hơn hai tháng tiến công, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc (12/1947)
- Câu 10 : Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng ta thực hiện đường lối kháng chiến trường kì vì:
A Ta cần tạo sức mạnh tổng hợp, vừa kháng chiến vừa kiến quốc
B Xuất phát từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân”
C Pháp mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta cần có thời gian để chuyển hoá lực lượng
D Cần phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- Câu 11 : Với kế hoạch nào Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương:
A Kế hoạch Đờ lát Đờ Tátxinhi
B Kế hoạch Rơ ve
C Kế hoạch Nava
D Đơ Catxtori
- Câu 12 : Mĩ viện trợ kinh tế và quân sự cho thực dân Pháp nhằm:
A Thực hiện chiến lược toàn cầu hoá
B Hợp tác với Pháp khai thác thuộc địa
C Biến Pháp thành đồng mình thân cận
D Từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh ở Đông Dương
- Câu 13 : Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, thành phố nào kìm chân được thực dân Pháp lâu nhất:
A Nam Định
B Hà Nội
C Huế
D Đà Nẵng
- Câu 14 : Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954) là:
A Xây dựng lực lượng vũ trang
B Kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang
C Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
D Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Câu 15 : Cao uỷ Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1945 – 1947 là
A Bôlae
B Đờlát đơ Tátxinnhi
C Nava
D Đắcgiăngliơ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12