Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 12 THPT Chu Văn An - Hà...
- Câu 1 : Nguyên nhân quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A dựa vào điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi.
B dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật.
C tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
D quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí.
- Câu 2 : Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari do Nguyễn Ái Quốc và một số người yêu nước thành lập (1921) có cơ quan ngôn luận là tờ báo
A Thanh niên.
B Người nhà quê.
C An Nam trẻ.
D Người cùng khổ.
- Câu 3 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước dân chủ công khai từ năm 1919 đến năm 1926 là do?
A Chủ nghĩa Mác – Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng ở nước ta.
B Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại.
C Thực dân Pháp đàn áp đẫm máu các phong trào yêu nước
D Giai cấp tư sản dân tộc yếu thế về kinh tế, bạc nhược về chính trị, tiểu tư sản không có hệ tư tưởng riêng, không có khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Câu 4 : Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924) có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A Xác định một con đường cứu nước đúng đắn.
B Trực tiếp chuẩn bị về mặt tổ chức.
C Chuẩn bị về tư tưởng chính trị.
D Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức.
- Câu 5 : Cuộc cách mạng nào dưới đây trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ diễn ra từ những năm 70 của thế kỉ XX?
A Cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất.
B Cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực kĩ thuật.
C Cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.
D Cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực khoa học.
- Câu 6 : Nhận xét nào dưới đây về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là phù hợp nhất?
A Là một cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
B Là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo.
C Là một cương lĩnh giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
D Là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp đúng đắn sáng tạo.
- Câu 7 : Sự khác biệt cơ bản trong chính sách phát triển khoa học- kĩ thuật giữa Nhật Bản so với Mĩ trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A đầu tư nghiên cứu khoa học.
B mua bằng phát minh sáng chế.
C Coi trọng giáo dục.
D coi trọng khoa học - kĩ thuật.
- Câu 8 : Phần lớn số học viên tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX thuộc giai cấp
A nông dân.
B công nhân.
C tiểu tư sản.
D tư sản
- Câu 9 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
A sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai nước.
B các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (4-1949).
C thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (3-1947).
D Mĩ thực hiện "Kế hoạch Mácsan" giúp Tây Âu phục hồi kinh tế (6-1947).
- Câu 10 : Trong những năm 1919-1923, giai cấp tư sản Việt Nam có hoạt động nào dưới đây?
A Thành lập một số nhà xuất bản tiến bộ.
B Thành lập Đảng Thanh niên.
C Đấu tranh chống độc quyền Cảng Sài Gòn.
D Ra tờ báo Hữu thanh.
- Câu 11 : Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh của dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây báo hiệu điều đó?
A Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925).
B Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
C Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).
D Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện – Quảng Châu (6/1924).
- Câu 12 : Trước sự ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng đã sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số còn lại đã tiến tới thành lập tổ chức
A Đông Dương Cộng sản đảng.
B An Nam Cộng sản đảng.
C Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội.
- Câu 13 : Quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở Đông Nam Á trong những năm 70 của thế kỉ XX?
A Xingapo.
B Malaixia.
C Thái Lan.
D Philippin.
- Câu 14 : Biểu hiện nào chứng tỏ bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước trong nhóm năm nước sáng lập ASEAN có sự biến đổi to lớn sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A Trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, có nền khoa học – công nghệ hiện đại.
B Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.
C Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến chế tạo.
D Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh, vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội được chú trọng.
- Câu 15 : Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một của thế giới từ khi nào?
A Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
B Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
C Giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
D Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
- Câu 16 : Một số tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức như Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà quê được viết bằng
A Tiếng Pháp.
B Tiếng Việt – chữ quốc ngữ.
C Tiếng Việt – chữ Nho.
D Tiếng Đức.
- Câu 17 : Tại sao trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là trật tự hai cực?
A Vì đặc trưng lớn của trật tự này là thế giới chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
B Vì tổ chức Liên Hợp quốc được lập ra như một công cụ để duy trì sự chi phối thế giới của hai siêu cường Xô – Mĩ.
C Vì trật tự thế giới trước Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc trưng lớn là sự thống trị của các cường quốc tư bản như Anh, Pháp, Mĩ…
D Vì hai siêu cường Mĩ và Liên Xô chiếm đóng và xác lập phạm vi ảnh hưởng ở hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới.
- Câu 18 : Hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới?
A Pháp
B Nhật.
C Anh
D Mĩ
- Câu 19 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) xác định tính chất cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta là
A Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng.
B Cách mạng tư sản dân quyền.
C Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D Cách mạng ruộng đất.
- Câu 20 : Đặc điểm nổi trội của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925 là?
A Tồn tại song song hai khuynh hướng đấu tranh: tư sản và vô sản.
B Cùng tồn tại các khuynh hướng đấu tranh: phong kiến, khuynh hướng tư sản thắng thế và khẳng định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam…
C Khuynh hướng tư sản thắng thế và khẳng định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D Khuynh hướng vô sản thắng thế và khẳng định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Câu 21 : Dưới đây có mấy phát biểu sai?1. Hội nghị Ianta (2 – 1945) có sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.2. Hội nghị Ianta (2 – 1945) thoả thuận quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Nam bán đảo Triều Tiên.3.Trải qua nửa thế kỉ, Liên hợp quốc đã trở thành liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới.4. Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc từ năm 2008 đến nay.
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 22 : Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:1. Cùng những người yêu nước thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.2. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản.3. Dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản.4. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
A 4, 2, 1, 3
B 1, 3, 4, 2.
C 2, 1, 3, 4.
D 4, 2, 3, 1.
- Câu 23 : Mĩ triển khai “Kế hoạch Mác san” nhằm mục đích gì?
A Phục hồi nền kinh tế và quân sự cho các nước Tây Âu.
B Phục hồi nền kinh tế Tây Âu và tăng cường ảnh hưởng đối với các nước này.
C Biến châu Âu thành một trung tâm kinh tế, tài chính lớn.
D Biến châu Âu thành một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hóa Mĩ.
- Câu 24 : Những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực Ianta, chi phối mọi mối quan hệ quốc tế trên thế giới.
B Thế giới đã phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối lập về hệ tư tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.
C Dẫn đến cuộc “Chiến tranh lạnh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai giữa Mĩ và Liên Xô đến cuối những năm 80 thế kỉ XX.
D Quan hệ quốc tế đều xoay quanh những vấn đề mà hội nghị Ianta quyết định.
- Câu 25 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A Công nghiệp chế biến.
B Nông nghiệp đồn điền.
C Nông nghiệp và thương nghiệp.
D Giao thông vận tải.
- Câu 26 : Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là:
A Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B Đảng Cộng sản Việt Nam
C Đông Dương Cộng sản Đảng
D Đông Dương Cộng sản liên đoàn
- Câu 27 : Tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện nào?
A Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng
C Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời
D Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Câu 28 : Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng chủ lực là
A công nhân và nông dân.
B binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
C toàn thể nhân dân Việt Nam.
D giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản.
- Câu 29 : Đọc đoạn thơ sau và cho biết đoạn thơ gắn với sự kiện nào của Nguyễn Ái Quốc:“Bác reo lên như nói cùng dân tộc”“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”Hình của Đảng lồng trong hình của NướcPhút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)
A Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919).
B Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920).
C Nguyễn Ái Quốc tham gia bỏ phiếu sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)
D Nguyễn Ái Quốc thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
- Câu 30 : Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế về nhiệm vụ cách mạng là do chưa
A thấy được nhiệm vụ hàng đầu của nước thuộc địa là chống đế quốc và phong kiến.
B nêu được mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
C nhận thức được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đông Dương.
D xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
- Câu 31 : Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở
A Số 312 Khâm Thiên, Hà Nội.
B Số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội.
C Số nhà 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.
D Số 28 Hoàng Diệu.
- Câu 32 : Các chính sách văn hoá – giáo dục của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai làm cho văn hoá Việt Nam chuyển biến như thế nào?
A Văn hoá Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hoá Pháp.
B Văn hoá Việt Nam trở thành văn hoá nô dịch.
C Văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và văn hoá nô dịch cùng tồn tại, đấu tranh.
D Văn hoá Việt Nam còn nguyên các yếu tố truyền thống, bài xích văn hoá phương Tây.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12