Đề thi học kì 2 môn Vật lý 12 có video hướng dẫn
- Câu 1 : Chọn câu đúng.Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 mm. Vùng giao thoa trên màn MN = 27 mm (vân trung tâm ở chính giữa)
A. Gần N nhất là vân sáng thứ 7 so với vân trung tâm.
B. Gần M nhất là vân tối thứ 6 so với vân trung tâm.
C. Gần M nhất là vân sáng thứ 6 so với vân trung tâm.
D. Gần N nhất là vân tối thứ 7 so với vân trung tâm.
- Câu 2 : Trong nguyên tử Hiđrô, khi electron chuyển động trên quĩ đạo M thì vận tốc của electron là v1. Khi electron hấp thụ năng lượng và chuyển lên quĩ đạo P thì vận tốc của electron là v2. Tỉ số vận tốc \(\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\) là
A. 2
B. \(\frac{1}{4}\)
C. 4
D. \(\frac{1}{2}\)
- Câu 3 : Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì
A. tốc độ truyền sóng tăng, bước sóng giảm.
B. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm.
C. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng.
D. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng
- Câu 4 : Biết công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,26 mm
B. 0,30 mm
C. 0,50 mm.
D. 0,35 mm.
- Câu 5 : Hạt nhân urani \({}_{92}^{238}U\) sau một chuỗi phóng xạ a và b tạo đồng vị bền của chì \({}_{82}^{206}Pb\). Số hạt a và b phát ra là
A. 8 hạt a và 10 hạt b+
B. 4 hạt a và 2 hạt b-
C. 8 hạt a và 6 hạt b-
D. 8 hạt a và 8 hạt b-
- Câu 6 : Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì
A. tấm kẽm mất dần điện tích âm.
B. điện tích âm của tấm kẽm không đổi
C. tấm kẽm trở nên trung hoà về điện.
D. tấm kẽm mất dần điện tích dương
- Câu 7 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 mm, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3 m. Trên màn, khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 5 ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm là
A. 4,8 mm
B. 3,6 mm
C. 1,8 mm.
D. 2,4 mm
- Câu 8 : Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng
A. là sóng dọc.
B. luôn truyền thẳng.
C. có tính chất hạt.
D. có tính chất sóng.
- Câu 9 : Một mẫu \({}_{84}^{210}Po\) là chất phóng xạ a có chu kì bán rã T = 138 ngày đêm, tại t = 0 có khối lượng 1,05 g. Sau thời gian t, khối lượng \({}_{84}^{210}Po\) đã phóng xạ là 0,7875 g. Thời gian t bằng
A. 69 ngày đêm
B. 130 ngày đêm
C. 414 ngày đêm
D. 276 ngày đêm
- Câu 10 : Hạt nhân \({}_{11}^{24}X\) có phóng xạ \({\beta ^ - }\) và chu kì bán rã T. Biết NA = 6,022.1023 hạt/mol. Ban đầu có 10 g \({}_{11}^{24}X\), sau t = 3T số hạt \({\beta ^ - }\) phóng ra là
A. 4,195.1023 hạt.
B. 2,195.1024 hạt.
C. 3.13.1023 hạt.
D. 2,195.1023 hạt.
- Câu 11 : Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào sau đây?
A. Truyền được trong chân không.
B. Phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ.
C. Luôn là sóng ngang.
D. Mang năng lượng.
- Câu 12 : Chọn câu đúng. Tần số riêng của mạch dao động LC được tính theo công thức nào sau đây?
A. \(f = 2\pi \sqrt {LC} \)
B. \(f = \frac{1}{{2\pi LC}}\)
C. \(f = \frac{{\sqrt {LC} }}{{2\pi }}\)
D. \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
- Câu 13 : Gọi nc, nv, nl lần lượt là chiết suất của nước đối với các ánh sáng đơn sắc chàm, vàng và lục. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. nl > nc > nv
B. nc > nv > nl
C. nv> nl > nc
D. nc > nl > nv
- Câu 14 : Bắn phá \(_7^{14}N\) bằng hạt α thu được một hạt prôtôn và một hạt oxi. Cho biết khối lượng các hạt nhân mN = 13,9992 u; mp = 1,0073 u; mα = 4,0015 u ; mO = 16,9947 u; u = 931 MeV. Phản ứng này
A. thu năng lượng là 1,39.10-6 MeV
B. tỏa năng lượng là 1,21 MeV
C. tỏa năng lượng là 1,39.10-6 MeV
D. thu năng lượng là 1,21 MeV
- Câu 15 : Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang phát quang?
A. Sự phát sáng của đèn huỳnh quang
B. Phát quang của đèn LED.
C. Sự phát sáng của con đom đóm.
D. Phát quang catốt ở đèn hình ti vi.
- Câu 16 : Các tia phóng xạ đều
A. không bị lệch trong điện trường.
B. có bản chất sóng điện từ.
C. có tính ion hóa không khí
D. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
- Câu 17 : Chọn phát biểu sai về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng:
A. Tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng.
B. Tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng
C. Các hạt nhân sau phản ứng bền vững hơn các hạt nhân trước phản ứng.
D. Tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước phản ứng nhỏ hơn tổng năng lượng liên kết của các hạt sau phản ứng.
- Câu 18 : Một mạch dao động lý tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm 10 μH, và tụ điện có điện dung 9 nF, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6 V. Cường độ dòng điện cực đại chạy trong mạch là
A. 200 A.
B. 0,18 A
C. 5,7.10-3 A
D. 1,8.10-6 A
- Câu 19 : Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có công suất lớn.
B. Có cường độ lớn.
C. Có tính kết hợp cao.
D. Có tính đơn sắc cao.
- Câu 20 : Cho bán kính Bo r0 = 5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo M của êlectrôn trong nguyên tử hiđrô có giá trị là
A. 8,48.10-10 m.
B. 8,48.10-9 m.
C. 4,77.10-10 m
D. 4,77.10-9 m.
- Câu 21 : Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?
A. Chất lỏng.
B. Chất khí ở áp suất lớn.
C. Chất khí ở áp suất thấp.
D. Chất rắn.
- Câu 22 : Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, trên một khoảng rộng 7,2 mm của vùng giao thoa người ta đếm được 9 vân sáng (ở hai rìa là hai vân sáng). Tại vị trí cách vân trung tâm 14,4 mm là vân
A. sáng thứ 18.
B. sáng thứ 16
C. tối thứ 18.
D. tối thứ 6
- Câu 23 : Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp
A. hóa năng thành điện năng.
B. cơ năng thành điện năng.
C. quang năng thành điện năng
D. điện năng thành quang năng.
- Câu 24 : Một kim loại có giới hạn quang điệnlà \({\lambda _o}\) . Chiếu bức xạ có bước sóng bằng \(\frac{2}{3}{\lambda _o}\) vào kim loại này. Cho rằng năng lượng mà electron quang điện hấp thụ từ phôton của bức xạ trên, một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến hoàn toàn thành động năng của nó. Gía trị động năng này là
A. \(\frac{{3hc}}{{2{\lambda _0}}}\)
B. \(\frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)
C. \(\frac{{hc}}{{2{\lambda _0}}}\)
D. \(\frac{{2hc}}{{{\lambda _0}}}\)
- Câu 25 : Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,4 mm. Phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng
A. 4,97.10-18 J.
B. 4,97.10-20 J.
C. 4,97.10-19 J.
D. 4,97.10-17 J.
- Câu 26 : Một đèn có công suất bức xạ 10 W, phát ánh sáng có bước sóng 0,5 μm. Số phôtôn do đèn phát ra trong mỗi giây là
A. 2,5.1020.
B. 2,5.1019.
C. 2,5.1021.
D. 2,5.1015.
- Câu 27 : Chọn câu sai.
A. Sóng ánh sáng là sóng ngang.
B. Ánh sáng mang lưỡng tính sóng - hạt.
C. Ánh sáng có bản chất sóng điện từ.
D. Chùm ánh sáng là dòng các hạt mang điện
- Câu 28 : Một mạch dao động lý tưởng gồm một cuộn dây có độ tự cảm 5 mH và tụ điện có điện dung 50 μF. Chu kỳ dao động riêng của mạch là
A. 99,3 s.
B. 31,4.10-4 s
C. 3,14.10-4 s.
D. 0,0314 s.
- Câu 29 : Khi electron trong nguyên tử Hydrô chuyển từ quỹ đạo dừng L đến quỹ đạo P thì nguyên tử Hydrô đã
A. hấp thụ một phôtôn có năng lượng đúng bằng EP – EL.
B. hấp thụ một phôtôn có năng lượng đúng bằng EL – EP.
C. phát xạ một phôtôn có năng lượng đúng bằng EP – EL.
D. phát xạ một phôtôn có năng lượng đúng bằng EL – EP
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất