Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT L...
- Câu 1 : Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
A Để bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra
B Bù đắp những thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
C Để tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản
D Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- Câu 2 : Vì sao Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?
A Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp của chính quốc mà Việt Nam lại có trữ lượng than lớn
B Vì than đem lại nguồn lợi lớn nhất
C Vì than là nguyên liệu chủ yếu
D Vì để khai thác
- Câu 3 : Lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Công nhân
B Tư sản dân tộc
C Tiểu tư sản
D Nông dân
- Câu 4 : Vùng Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hổ sau chiến tranh thế giới thứ hai được giải quyết thế nào?
A Thuộc về Liên Xô
B Thuộc về Nhật Bản
C Thuộc về Trung Quốc
D Thuộc về Mĩ
- Câu 5 : Nhà thơ Chế Lan Viên viết:“Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộcHạnh phúc là đây cơm áo đây rồi“Câu thơ trên nói về cảm xúc của Bác khi:
A Bác Hồ đọc sơ thảo luận cương của Lê – nin
B Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
C Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
D Bác Hồ đưa yêu sách đến hội nghị Vecxai
- Câu 6 : Trước khi trở thành “sân sau“ của Mĩ hầu hết các nước Mĩ La tinh từng là thuộc địa của:
A Bồ Đào Nha
B Pháp
C Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
D Anh
- Câu 7 : Trước khi thu hồi chủ quyền về Trung Quốc, Ma Cao là thuộc địa của nước nào?
A Bồ Đào Nha
B Liên Xô
C Pháp
D Anh
- Câu 8 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La tinh được mệnh danh là:
A "Lục địa mới trỗi dậy".
B "Lục địa thức tỉnh".
C "Lục địa giải phóng".
D "Lục địa bùng cháy".
- Câu 9 : Hội nghị Ianta diễn ra tại:
A Mĩ
B Pháp
C Anh
D Liên Xô
- Câu 10 : Đâu không phải là nguyên nhân tan rã của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
A Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, cùng cơ chế quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ
B Không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật
C Chạy đua vũ trang quá tốn kém
D Sự chống phá của chủ nghĩa tư bản
- Câu 11 : “Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo“ được 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện vào:
A Những năm 50 – 60
B Những năm 60 – 70 trở đi
C Những năm 80 trờ đi
D Những năm 50 trở đi
- Câu 12 : Xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh:
A Tập trung vào xây dựng đất nước
B Hòa bình và ổn định
C Xu thế toàn cầu hóa
D Chiều hướng đối ngoại
- Câu 13 : Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là:
A Liên hợp quốc
B ASEAN
C Liên minh châu Âu (EU)
D SEV
- Câu 14 : Đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Hai siêu cường Xô – Mĩ đã kí kết nhiều văn kiện nhưng trọng tâm là những thỏa thuận:
A Về khoa học – kĩ thuật
B Về vũ trụ
C Về kinh tế
D Về cắt giảm vũ khí
- Câu 15 : Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là biểu hiện của:
A Chiến lược phát triển kinh tế của các nước
B Chiến lược toàn cầu
C Xu thế phát triển của thế giới
D Xu thế toàn cầu hóa
- Câu 16 : Giai đoạn nào Tây Âu và Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế tài chính cạnh tranh khốc liệt với Mĩ?
A 1945 – 1954
B 1950 – 1973
C 1991 đến nay
D 1973 – 1991
- Câu 17 : Năm 1949, người giữ cương vị chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:
A Mao Trạch Đông
B Lưu Thiếu Kỳ
C Đặng Tiểu Bình
D Chu Ân Lai
- Câu 18 : Giai đoạn 1979 – 1991 ở Campuchia là thởi kì:
A Nội chiến
B Chống lại sự thống trị của tập đoàn Khơ – me đỏ
C Chống lại chính quyền tay sai của Mĩ
D Xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Câu 19 : Tổ chức hiệp ước Vacsava mang tính chất:
A Tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở Châu Âu
B Liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu
C Liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu
D Liên minh chính trị của CNXH
- Câu 20 : Điểm nào không nằm trong đường lối cải cách năm 1978 của Trung Quốc?
A Tập trung phát triển kinh tế
B Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
C Dân chủ hóa lao động
D Tiến hành cải cách mở cửa
- Câu 21 : Tổ chức Liên Hợp quốc được tuyên bố thành lập ở hội nghị:
A Pốt-đam
B Pari
C Xan Phranxixco
D Ianta
- Câu 22 : Theo phương án “Maobatton“ năm 1947 thực dân Anh đã:
A Trao quyền tự trị cho Ấn Độ
B Dập tắt các phong trào đấu tranh ở Ấn Độ
C Công nhận nền độc lập ở Ấn Độ
D Xoa dịu các cuộc đấu tranh ở Ấn Độ
- Câu 23 : Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?
A Thập niên 80 của thế kỉ XX
B Thập niên 70 của thế kỉ XX
C Thập niên 90 của thế kỉ XX
D Thập niên 60 của thế kỉ XX
- Câu 24 : Đâu không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
A Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc
B Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau
C Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
D Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
- Câu 25 : Tờ báo tiến bộ nào được viết bằng tiếng Pháp?
A Người nhà quê
B Tiếng dân
C Đồng Tháp thời báo
D Thực nghiệp dân báo
- Câu 26 : Tháng 7 – 1953, hiệp định đình chiến giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn dân quốc được kí kết tại:
A Bàn Môn Điếm
B Hán Khẩu
C Thượng Hải
D Seun
- Câu 27 : ASEAN đã phát triển lên đến 10 nước thành viên vào:
A Năm 1999
B Năm 1997
C Năm 1995
D Năm 1996
- Câu 28 : “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật“ được hai nước kí kết năm 1951 có giá trị:
A Vĩnh viến
B 15 năm
C 10 năm
D 20 năm
- Câu 29 : Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời nhằm mục đích:
A Chống Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu
B Thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ
C Chống lại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
D Liên minh quân sự giữa các nước tư bản chủ nghĩa
- Câu 30 : Cơ quan giữa vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên Hợp quốc là:
A Ban thư kí
B Hội đồng bảo an
C Tòa án quốc tế
D Đại hội đồng
- Câu 31 : Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Đại hội ở thành phố Tua của Pháp để:
A Người đã tìm thấy được con đường giải phóng dân tộc
B Tuyên truyền đường lối cách mạng
C Người tham gia Quốc tế Cộng sản và sáng lập Đảng cộng sản Pháp
D Tiếp cận giới tư bản Pháp
- Câu 32 : Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào:
A Năm 1949
B Năm 1959
C Năm 1950
D Năm 1991
- Câu 33 : Hiệp định nào góp phần giảm căng thẳng ở Châu Âu:
A Hiệp định hòa bình Xan Phranxixco
B Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
C Hiệp ước Henxinki
D Hiệp định đình chiến
- Câu 34 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của:
A Đảng Bảo thủ
B Đảng Quốc Đại
C Đảng Dân chủ tư sản
D Đảng Cộng sản
- Câu 35 : Những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, nước có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới là:
A Mĩ
B Nhật Bản
C Trung Quốc
D Hàn Quốc
- Câu 36 : Trong những năm 70, công nghiệp Liên Xô đứng đầu thế giới trong những lĩnh vực nào?
A Công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân
B Dầu mỏ, than thép
C Công nghiệp dân dụng
D Công nghiệp ô tô
- Câu 37 : Sự kiện đánh dấu bước tiến của phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX:
A Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son (8/1925)
B Thành lập tổ chức Công hội ở Sài Gòn – Chợ Lớn
C Tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh
D Tăng nhanh về số lượng
- Câu 38 : Nguyên nhân quan trọng giúp Nhật Bản phát triển “thần kì“
A Con người Nhật Bản
B Chi phí quốc phòng cao
C Khoa học kĩ thuật
D Vai trò quản lí của nhà nước
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12