Đề thi chính thức THPT QG môn Lịch sử năm 2017 - M...
- Câu 1 : Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973 là
A Quan hệ chặt chẽ với các nước Đông Nam Á
B Liên minh chặt chẽ với Mỹ
C Hơp tác chặt chẽ với Trung Quốc
D Liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu
- Câu 2 : Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào dưới đây ra đời sớm nhất?
A Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B Đông Dương Cộng sản đảng
C An Nam Cộng sản đảng
D Đông Dương cộng sản liên đoàn
- Câu 3 : Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mỹ là
A Núi Thành (Quảng Nam)
B An Lão (Bình Định)
C Ba Gia (Quảng Ngãi)
D Đồng Xoài (Bình Phước).
- Câu 4 : Để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn , phương pháp đấu tranh bạo lực cách mạng lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại
A Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).
B Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến ngày 26-3-1955
C Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương đảng (1-1959).
D Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (7-1973)
- Câu 5 : Việc Mỹ tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?
A Việt Nam hóa chiến tranh
B Đông Dương hóa chiến tranh
C Chiến tranh đặc biệt
D Chiến tranh cục bộ
- Câu 6 : Trong đường lối đôi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
A kinh tế tập trung
B kinh tế thị trường
C xã hội chủ nghĩa
D phân phối theo lao động
- Câu 7 : Trong những năm 1947-1991, sự kiện nào đã tạo ra một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu?
A Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
B Định ước Henxinki được kí kết giữa Mỹ, Canađa và nhiều nước châu Âu
C Liên Xô và Mỹ kí Hiệp định han chế vũ khí tiến công chiến lược
D Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
- Câu 8 : Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam
B Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành
C Là mốc đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam
D Là một xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản
- Câu 9 : Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A Tạo điều kiện hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
B Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị
C Đáp ứng được điều kiện để Việt Nam gia nhập ASEAN
D Tạo khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Câu 10 : Trong thời kì 1945 – 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào để tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm của thực dân ở Đông Dương?
A Việt Bắc
B Thượng Lào
C Điện Biên Phủ
D Biên Giới
- Câu 11 : Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ ở Việt Nam?
A Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
B Nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”.
C Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn
D Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ
- Câu 12 : Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
B trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây
C làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ
D thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu
- Câu 13 : Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) chủ yếu là do
A nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu
B muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp
C thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu
D muốn ưu tiên nguồn vốn để đầu tư cho công nghiệp nhẹ
- Câu 14 : Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu
A Sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới
B Bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
C Sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam
D Bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12