Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT Y...
- Câu 1 : Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
B Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân pháp và tay sai.
C Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với gia cấp địa chủ phong kiến.
D Mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến với thực dân pháp.
- Câu 2 : Vì sao nói, Hiệp định Giơnevơ (1954) không phản ánh đầy đủ thắng lợi của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A Vì pháp vẫn tiếp tục viện trợ cho bọn tay sai nhằm xâm lược Việt Nam lần 2.
B Vì mới giải phóng được miền Bắc, nhân dân ta vẫn tiếp tục đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C Vì Pháp vẫn nhờ Mĩ can thiệp, giúp đỡ để chống phá cách mạng Việt Nam.
D Vì Pháp vẫn đóng quân ở niền Nam.
- Câu 3 : Yếu tố nào dưới đây có tác động làm cho cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra và giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu ?
A Do nhân dân ta vùng lên đấu tranh đồng loạt ở khắp các địa phương.
B Do thời cơ chủ quan thuận lợi.
C Do thời cơ khách quan thuận lợi.
D Do đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
- Câu 4 : Chiều ngày 30/08/1945, ai là người đã tuyên bố trước quốc dân đồng bào rằng "Ta thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một nước nô lệ" ?
A Vua Khải định
B Vua Bảo đại
C Vua Thành Thái
D Vua Duy Tân
- Câu 5 : Trong giai đoạn 1919 - 1930, công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn ái Quốc đối với dân tộc ta là.
A Thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên (1925).
B Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc (1920).
C Khởi thảo Cương lĩnh Chính Trị đầu tiên của đảng (1930)
D Hợp nhất ba tổ chức cộng sản (1930)
- Câu 6 : Hãy xắp xếp các dữ liệu sau đây theo đúng trình tự thời gian các nước tiến hành điều chỉnh chiến lược xây dựng, phát triển đất nước :1. Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.2. Liên Xô tiến hành cải tổ.3. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách - mở cửa.
A 2,3,1
B 1,2,3
C 3,1,2
D 3,2,1
- Câu 7 : Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của đảng ta trong đông - Xuân 1953 - 1954 ?
A Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong đông Xuân 1953 - 1954.
B Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.
C Tránh giao chiến ở miền bắc với địch để chuẩn bị đàm phán.
D Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.
- Câu 8 : Các tỉnh nào dưới đây giành chính quyền sớm nhát trong Cách mạng tháng Tám 1945 ?
A Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng.
B Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ninh.
C Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
D Quảng Ngãi, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Câu 9 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản đông Dương tháng 7-1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản quân quyền đông Dương là.
A Chống đế quốc và chống chiến tranh.
B Chống đế quốc và chống phát xít.
C Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
D Chống đế quốc và chống phong kiến.
Chống đế quốc và chống phong kiến.
- Câu 10 : Nội dung nào dưới đây không nằm trong nội dung bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 ?
A Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chấp nhận cho pháp đưa 15.000 quân ra Bắc và rút dần trong 5 năm.
B Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.
C Chính phủ pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là quốc gia tự do.
D Ta tiếp tục nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa.
- Câu 11 : Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
B Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng.
D Nhân dân Việt Nam mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Pháp và tay sai.
- Câu 12 : Nét nổi bật nhất về tình hình trính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về đông Dương năm 1954 là:
A đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
B Pháp rút quân khỏi miền Bắc.
C Hà Nội được giải phóng.
D Nhân dân 2 miền tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- Câu 13 : Tiền thân của Quân đội Nhân Dân Việt Nam là
A Trung đội cứu quốc quân 1.
B Trung đoàn thủ đô.
C đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
D đội du kích Ba Tơ.
- Câu 14 : Vì sao đảng ta chủ trương chuyển từ nhân nhượng với Trung Hoa Dân Quốc sang hòa hoãn với Pháp.
A Pháp - Trung Hoa Dân Quốc kí hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28-2-1946
B Trung Hoa Dân Quốc mạnh hơn Pháp
C Trung Hoa Dân Quốc chuẩn bị rút quân về nước.
D Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân Quốc.
- Câu 15 : Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là
A Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
B đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật Xô Viết.
C Liên Xô trở thành cường quốc về vũ khí hạt nhân.
D Cân bằng lực lượng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
- Câu 16 : Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chiến thắng biên giới Thu - đông 1950 là.
A Sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc
B Tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta.
C Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
D Nghệ thuật chỉ đạo quân sự tài tình của đảng ta.
- Câu 17 : Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?
A Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước đông Dương.
B Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
C Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước đông Dương.
D Chính quyền thân Pháp được thành lập ở Nam vĩ tuyến 17.
- Câu 18 : Xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau chiến tranh Lạnh là.
A Hòa bình ổn định.
B Đối thoại thay đối đầu.
C Toàn cầu hoá
D Hoà bình hợp tác và phát triển
- Câu 19 : Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai thường gọi là
A trật tự hai cực lanta.
B trật tự thế giới “đa cực”.
C trật tự Vecsxai-Oasinhtơn.
D trật tự thế giới “đơn cực”.
- Câu 20 : Từ thu – đông 1953, Nava cho quân càn quét nhằm bình định:
A các khu căn cứ du kích.
B vùng chiếm đóng.
C vùng biên giới phía Bắc.
D vùng tự do của ta.
- Câu 21 : Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng được hội nghị lanta(2-1945) đưa ra?
A Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Ắ.
B Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
D Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Câu 22 : Lực lượng đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Anh.
B Liên Xô.
C Mĩ.
D Pháp.
- Câu 23 : Từ năm 1945 đến năm 1950 các nước Tây Âu thực hiện chính sách:
A liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B giữ cân bằng trong mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô.
C đối ngoại độc lập, không liên minh với nước nào.
D chỉ liên minh trong nội bộ các nước Tây Âu.
- Câu 24 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mỹ:
A phát triển mạnh mẽ.
B phụ thuộc nhiều vào các nước Tây Âu.
C bị suy thoái nặng nề.
D chịu sự cạnh tranh quyết liệt của Tây Âu và Nhật Bản.
- Câu 25 : Tổ chức cách mạnh nào dưới đây đại diện cho giai cấp công nhân Việt Nam?
A Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
B Việt Nam Quốc dân Đảng.
C Tân Việt cách mạng Đảng.
D Tổ chức Tâm Tâm xã.
- Câu 26 : Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo” nhằm giải quyết khó khăn nào?
A Nạn dốt
B Khó khăn về tài chính
C Nạn đói
D Giặc ngoại xâm và nội phản
- Câu 27 : Thắng lợi về mặt ngoại giao của ta khi ký Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946 là gì?
A Ta có thời gian hòa bình để xây dựng lực lượng.
B Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc trong thời hạn 5 năm.
C Phải phải công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do.
D Đẩy được quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta.
- Câu 28 : Ngày 6 – 1 – 1946 diễn ra sự kiện nào dưới đây?
A Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên.
B Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
C Thông qua Hiếp pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Câu 29 : Nội dung nào dưới đây không phải mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
A Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
B Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
C Khai thông biên giới Việt – Trung,
D Tăng cường lực lượng chủ lực của Việt Minh.
- Câu 30 : Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về nội dung của Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”?
A Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc.
B Thực dân Pháp trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
C Khẩu hiệu “ Đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay thế bằng khẩu hiệu “ Đánh đuổi phát xít Nhật”.
D Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
- Câu 31 : Vì sao nói hội nghị Trung ương tháng 5 – 1941 có tầm quan trọng đặc biệt?
A Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đề ra trong hội nghị Trung ương 11/1939.
B Hội nghị xác định được hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
C Hội nghị đánh dấu thời điểm Nguyễn Ái Quốc về nước.
D Hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Minh.
- Câu 32 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu nào?
A Lập chính phủ dân chủ cộng hòa.
B Chống tô cao, lãi nặng.
C Độc lập dân tộc.
D Cách mạng ruộng đất.
- Câu 33 : Mục đích Mĩ thực hiện sách lược hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc là?
A để hạn chế chạy đua vũ trang.
B để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.
C để hợp tác phát triển kinh tế.
D để hợp tác phát triển khoa học – kĩ thuật.
- Câu 34 : Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 của nhân dân ta nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?
A Giam chân địch trong các đô thị.
B Tiêu hao sinh lực địch.
C Bảo vệ các đô thị.
D Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.
- Câu 35 : ASEAN là một tổ chức ra đời nhằm cùng hợp tác trên các lĩnh vực nào?
A Kinh tế, Quân sự
B Kinh tế, chính trị
C Kinh tế, văn hóa
D Chính trị, quân sự
- Câu 36 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về những hạn chế của tổ chức Liên hợp quốc hiện nay?
A Không giải quyết được những xung đột kéo dài ở Trung Đông, Bán đảo Ban Căng.
B Tham nhũng trong nội bộ ngày càng gia tăng.
C Không giải quyết được việc Mĩ can thiệp ở nhiều nơi trên thế giới.
D Không giải quyết được “vấn đề Campuchia”.
- Câu 37 : Đại hội nào của Đảng được mệnh danh là “ Đại hội kháng chiến thắng lợi”?
A Đại hội lần thứ tư.
B Đại hội lần thứ hai.
C Đại hội lần thứ ba.
D Đại hội lần thứ nhất.
- Câu 38 : Năm 1923, một số tư sản và địa chủ ở Nam Kì đã thành lập Đảng nào dưới đây?
A Đảng Thanh niên.
B Đảng Lập hiến.
C Tân Việt cách mạng đảng.
D Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Câu 39 : Nội dung nào dưới đây không phải là hạn chế của Luận cương chính trị(10 – 1930)?
A Nặng nề về đấu tranh giai cấp cách mạng ruộng đất.
B Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
C Nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh.
D Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của một số giai cấp, tầng lớp khác.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12