Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Mai Châu - Tây...
- Câu 1 : Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản chứa đựng mẫu thuẫn trong lĩnh vực nào?
A Kinh tế, chính trị, xã hội
B Kinh tế, văn hóa, xã hội
C Kinh tế, văn hóa, quân sự
D Kinh tế, chính trị, quân sự
- Câu 2 : Khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào?
A Đấu tranh đòi thả Tilắc
B Khởi nghĩa Xipay
C Nhống đạo luật chia cắt Bengan
D Đấu tranh ôn hòa
- Câu 3 : Cuối TK XIX đầu TK XX, đế quốc nào chiếm nhiều đất đai nhất ở Trung Quốc?
A Anh
B Pháp.
C Đức.
D Nhật
- Câu 4 : Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào ngày 2/12/1975?
A Chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân.
B Mĩ kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa binh ở Lào
C Nhân dân Lào giành được chính quyền trong cả nước
D Nước CHDCND Lào được thành lập
- Câu 5 : Năm 1906, Phan Châu Trinh và các sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
A Tổ chức phong trào Đông Du
B Đầu độc binh lính Pháp
C Mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung kì
D Tổ chức phong trào chống thuế ở trung kì
- Câu 6 : Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp nào ?
A Địa chủ, tư sản
B Tư sản, tiểu tư sản
C Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
D Nông dân, công nhân
- Câu 7 : Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên?
A Thanh niên
B An Nam trẻ.
C Người nhà quê
D Người cùng khổ
- Câu 8 : Năm 1936, Đảng ta thành lập Mặt trận với tên gọi là
A Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
B Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
C Mặt trận dân chủ Đông Dương
D Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
- Câu 9 : Theo hiến pháp năm 1993, thể chế chính trị của Liên Bang Nga là
A Cộng hòa
B Quân chủ lập hiến
C Tổng thống liên bang
D Dân chủ đại nghị
- Câu 10 : Từ những năm 90 của TK XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên để trở thành
A Nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
B Cường quốc phần mềm
C Cường quốc chính trị
D Cường quốc công nghiệp
- Câu 11 : Phong trào chống thuế ở Trung kì chịu ảnh hưởng của
A Hội Duy Tân
B Phong trào Đông Du
C Phong trào Duy Tân
D Trường đông kinh nghĩa thục
- Câu 12 : Nguyên nhân chủ yếu Tây Ban Nha cùng Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858?
A Một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình Huế giam giữ, giết hại
B Tây Ban Nha muốn được Pháp hứa hẹn cho nhiều quyền lợi.
C Tây Ban Nha muốn được tự do truyền đạo
D Tây Ban Nha muốn được chia quyền lợi, mở rộng thị trường
- Câu 13 : Chiến thắng nào tạo ra bước ngoặt trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Chiến thắng Matxcơva
B Chiến thắng Xtalingrat
C Chiến thắng Cuốc-xơ
D Chiến thắng Beclin
- Câu 14 : Hiện nay, Liên hợp quốc gồm mấy cơ quan chính?
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 15 : Các cuộc Cách mạng Khoa học - kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích?
A Giải quyết những đòi hỏi của sản xuất.
B Giải quyết sự bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường
C Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
D Giải quyết những đòi hỏi của sản xuất công nghiệp.
- Câu 16 : Chủ trương ngoại giao của ta đối với quân Trung Hoa Dân Quốc trong những năm 1945 - 1946?
A Độc lập về kinh tế, nhân nhượng về chính trị.
B Tránh một lúc đối phó nhiều kẻ thù
C Hòa hoãn, tránh xung đột
D Hòa Pháp đuổi Tưởng
- Câu 17 : Chiến dịch chủ động tiến công lớn nhất của bộ đội chủ lực của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp là?
A Việt Bắc
B Nghĩa lộ.
C Biên giới
D Điện Biên Phủ
- Câu 18 : Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào?
A Khởi nghĩa nổ ra bị động .
B Đế quốc còn mạnh
C Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
D Việt Nam quốc dân đảng còn non yếu
- Câu 19 : Bản chất của kế hoạch Nava là gì?
A Kết thúc chiến tranh trong danh dự
B Tạo ưu thế trên bàn đàm phán
C Tập trung binh lực, giành lại thế chủ động.
D Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
- Câu 20 : Vì sao Đảng ta quyết định phát động cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược ngày 19/12/1946?
A Vì Pháp bội ước, khiêu khích nhân dân ta
B Vì điều khoản 2 bên ngừng bắn giữa ta và Pháp trong Hiệp định Sơ bộ đã hết.
C Vì Việt Nam quyết tâm đánh Pháp bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám.
D Vì độc lập chủ quyền của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng sau bức tối hậu thư của Pháp
- Câu 21 : Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931 vì?
A Đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, do dân, vì dân
B Đã làm lung lay tận gốc chính quyền địch ở nông thôn trên cả nước
C Đã đánh đổ Pháp và tay sai
D Khẳng định quyền làm chủ của nông đân ở Nghệ An, Hà Tĩnh
- Câu 22 : Chủ trương “Mĩ hóa chiến tranh” tương ứng với chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở Việt Nam 1954- 1975?
A Chiến tranh đơn phương
B Chiến tranh cục bộ.
C Chiến tranh đặc biệt
D Việt Nam hóa chiến tranh.
- Câu 23 : Đầu 1930, Nguyễn Ái Quốc không tổ chức Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vì?
A Điều kiện lịch sử chưa chín muồi.
B Điều kiện lịch sử chưa xuất hiện
C Điều kiện lịch sử không cho phép
D Số lượng đảng viên ít
- Câu 24 : Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa khởi nghĩa Yên Thế?
A Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, không đủ sức chi phối phong trào
B Cản trở kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất
C Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân
D Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
- Câu 25 : Đâu không phải là âm mưu của Mĩ khi kí với Pháp hiệp ước phòng thủ chung Ðông Dương?
A Từng bước thay chân Pháp ở Ðông Dương
B Giúp Pháp theo đuổi chiến tranh.
C Mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D Giúp Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
- Câu 26 : Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt " và “Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở Việt Nam?
A Đều mở rộng ra miền Bắc
B Đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu
C Mở rộng sang Lào, Campuchia
D Đều có Mĩ trực tiếp chiến đấu
- Câu 27 : Đỉnh cao của đợt hoạt động quân sự 1974-1975?
A Loại khỏi vòng chiến đấu 5000 địch
B Chiến dịch đường 14- Phước Long
C Mở rộng vùng giải phóng
D Giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng.
- Câu 28 : Chiến dịch nào trong 1975 đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ thành cuộc tổng tiến công chiến lược toàn miền Nam?
A Đường 14- Phước Long
B Tây Nguyên
C Huế - Đà Nẵng
D Hồ Chí Minh
- Câu 29 : Điểm giống nhau cơ bản trong nghị quyết 15 (1/1959) và nghị quyết 21 (7/1973)?
A Quyết định sử dụng bạo lực cho Cách mạng Việt Nam.
B Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C Quyết định tổng tiến công và nổi dậy
D Đấu tranh với địch trên cả 3 mặt trận
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12