lý thuyết, bài tập về cacbon và oxit của cacbon
- Câu 1 : Hợp chất A có 42,6% C và 57,4% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất A là:
A 1 : 1
B 1 : 2
C 1 : 3
D 2 : 1
- Câu 2 : Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí?
A C và CuO
B CO2 và NaOH
C C và H2O
D CO và Fe2O3
- Câu 3 : Hoàn thành các phản ứng hóa học sau:C + A → BB + Fe2O3 → Fe + AA + Ca(OH)2 → D + H2OFe + E → FeCl3Fe + F → G + H2Các chất A, B, D, E, F, G lần lượt là:
A CO, CO2, CaCO3, Cl2, HCl, FeCl3
B Không xác định được
C CO2, CO, CaCO3, Cl2, HCl, FeCl2
D CO, CO2, CaCO3, HCl, Cl2, FeCl2
- Câu 4 : Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 10 kg than cốc có chứa 84% C (biết 1 mol C cháy tỏa ra 396 kJ, C = 12) là:
A 330000kJ
B 277200 kJ
C 396000 kJ
D 280500 kJ
- Câu 5 : Nung nóng 38,3 g hỗn hợp PbO và CuO với một lượng CO vừa đủ. Toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 30 g kết tủa màu trắng. Khối lượng của mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
A 20 g và 18,3 g
B 22,3 g và 16 g
C 21 g và 17,3 g
D 25 g và 13,3 g
- Câu 6 : Từ một tấn than than chứa 92% cacbon có thể thu được 1460 m3 khí CO (đktc) theo sơ đồ phản ứng: 2C + O2 → 2COHiệu suất của phản ứng này là:
A 75%
B 80%
C 85%
D 70%
- Câu 7 : Cho bột than dư vào hỗn hợp 2 oxit Fe2O3 và CuO đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,68g hỗn hợp kim loại và 1,568lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là:
A 4,8 g
B 5,1 g
C 5,2 g
D 5,3 g
- Câu 8 : Hợp chất B có 27,27% C và 72,73% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất B là:
A 1 : 2
B 1 : 1
C 1 : 3
D 2 : 1
- Câu 9 : Tính thể tích khí CO cần để khử hoàn toàn 24 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1
A 8,96 lít
B 22,4 lít
C 11,2 lít
D 0,896 lít
- Câu 10 : Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A 4,48 lít
B 2,24 lít
C 3,36 lít
D 1,12 lít
- Câu 11 : Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như không đổi vì:
A CO2 không có khả năng tác dụng với các chất khí khác trong không khí
B CO2 hòa tan trong nước mưa.
C CO2 bị phân hủy bởi nhiệt.
D Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ CO2, mặt khác một lượng CO2 lại được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu, sự hô hấp của con người và động vật...
- Câu 12 : Khí nào sau đây được dùng để chữa cháy:
A CO2
B CO
C SO2
D O2
- Câu 13 : Khi dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hiện tượng có thể quan sát được là:
A Xuất hiện kết tủa keo trắng
B Dung dịch vẩn đục
C Dung dịch vẩn đục, sau đó trong trở lại
D Không thấy hiện tượng gì xảy ra
- Câu 14 : Khi dẫn khí CO qua ống đựng Fe2O3 nung nóng có thể xảy ra phản ứng nào sau đây:
A 2CO + Fe2O3 → 2FeCO3
B 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
C 8CO + 3Fe2O3 → 6Fe + 8CO2
D Cả A và B
- Câu 15 : Một chất khí X có tính chất sau:- Nặng hơn không khí- Không duy trì sự cháy- Làm đục nước vôi trongVậy chất X có thể là:
A CO2
B Cl2
C O2
D NO2
- Câu 16 : Khí CO khử được các oxit kim loại nào trong các oxit sau:
A Al2O3; FeO; Fe2O3; CuO
B MgO; ZnO; FeO; CuO
C Al2O3; ZnO; FeO; CuO
D FeO; Fe2O3; Fe3O4; CuO
- Câu 17 : Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp FeO; Fe2O3; Fe3O4; CuO sau phản ứng thu được V ml khí CO2. Sục toàn bộ CO2 vào dd nước vôi trong Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa A và dung dịch B. Đun nóng dung dịch B lại thu được 5 gam kết tủa nữa. Tìm thể tích khí CO dung để khử hết hỗn hợp oxit trên. (Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
A 6,72 lít
B 3,36 lít
C 4,48 lít
D 2,24 lít
- Câu 18 : Không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy nào sau đây:
A CH4
B Mg
C Al
D H2
- Câu 19 : Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí CO và H2 ( khí than ướt). Thể tích hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn thu được từ 1 tấn than chứa 92% cacbon là:Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
A 3919,4 m3
B 2919,4 m3
C 3434,6 m3
D
3434,4 m3
- Câu 20 : Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư được dd D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư H2SO4 loãng rồi cho dd thu được tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Phần không tan B và rắn Z gồm các chất là:
A FeO, Fe2O3.
B FeO; Al2O3
C FeO; Al2O3; Fe2O3
D FeO; Al(OH)3; Fe2O3
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime