Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT Nguyễn...
- Câu 1 : Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới được đánh dấu bởi nội dung nào sau đây?
A Sự ra đời của khối quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava
B Mĩ thông qua "Kế hoạch Mácsan" và thành lập NATO
C Sự ra đời của khối SEV và Tổ chức Hiệp ước Vácsava
D "Kế hoạch Mácsan" và sự ra đời của khối quân sự NATO
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 thế kỉ XX trở đi?
A Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
B Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia
D Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ.
- Câu 3 : Đâu là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất thế giới từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX?
A Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B Tổ chức thống nhất châu Phi
C Liên minh châu Âu
D Liên hợp quốc.
- Câu 4 : Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là?
A Cách mạng văn hóa
B Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C Cách mạng vô sản
D Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Câu 5 : Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là gì?
A Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á
B Liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu
C Đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu
D Liên minh chặt chẽ với Mĩ
- Câu 6 : Vai trò của giai cấp tư sản trong các cuộc cách mạng tư sản nói chung là gì?
A Động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao.
B Lãnh đạo cách mạng
C Quyết định thắng lợi của cách mạng
D Tham gia vào cách mạng như một lực lượng xung kích
- Câu 7 : Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vần đề Biển Đông hiện nay?
A Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
B Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
C Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
- Câu 8 : Nội dung nào sau đây mở đầu cho thời kì lịch sử thế giới hiện đại?1. Sự thành lập Công xã Pari.2. Cách mạng Nga 1905 – 1907.3. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 19174. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918.
A 1
B 2
C 4
D 3
- Câu 9 : Từ cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc đã tập hợp trong tổ chức chính trị nào?
A Trung Quốc Liên minh hội.
B Trung Quốc Quang phục hội.
C Trung Quốc Đồng minh hội.
D Trung Quốc Nghĩa đoàn hội.
- Câu 10 : Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế Trung Quốc.
B Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á
C Không bảo vệ quyền lợi cho công nhân giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Câu 11 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh giành độc lập chủ yếu bằng hình thức nào?
A Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
B Đấu tranh vũ trang.
C Đấu tranh nghị trường
D Đấu tranh chính trị.
- Câu 12 : Trong các cuộc cách mạng sau đây, cuộc cách mạng nào khác về bản chất so với các cuộc cách mạng còn lại?
A Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B Cách mạng tư sản Pháp 1789.
C Cách mạng tư sản Anh 1640.
D Nội chiến ở Mĩ 1861-1865.
- Câu 13 : Từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, trât tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng nào?
A Đa cực.
B Đa cực nhiều trung tâm
C Một Cực
D Một cực nhiều trung tâm
- Câu 14 : Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
B Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
C Giá nhập nguyên vật liệu từ các nước trong thế thứ ba với giá rẻ.
D Biết xâm nhập vào thị trường các nước.
- Câu 15 : Trong giai đoạn 1946 - 1954, nhiệm vụ của cách mạng Lào là gì?
A Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
B Kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
C Cải cách đất nước theo con đường XHCN
D Giành chính quyền từ tay phát xít Nhật
- Câu 16 : Vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất phi nghĩa?
A Không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động
B Gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế.
C Đem lại lợi ích cho các nước tham chiến
D Gây thảm họa cho nhân loại, mang lại lợi ích cho đế quốc thắng trận
- Câu 17 : Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A Chống phong kiến
B Chống phân biệt chủng tộc
C Chống xâm lược
D Chống áp bức, bóc lột
- Câu 18 : Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (6 - 1947) nhằm mục đích gì?
A Thực hiện cam kết của Mĩ đối với đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh kinh tế chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
C Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu
D Tập hợp các nước Đông Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12