- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc khá...
- Câu 1 : Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
B Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
C Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
D Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
- Câu 2 : Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến bước đường xâm lược của thực dân Pháp?
A Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
B Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
C Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
D Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
- Câu 3 : Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?
A Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
B Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
C Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn.
D An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
- Câu 4 : Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?
A Đang trong giai đoạn hình thành
B Đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng
C Đang được củng cố ngày càng vững chắc.
D Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.
- Câu 5 : Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang
A Đánh chắc tiến chắc
B Chinh phục từng gói nhỏ
C Đánh phủ đầu
D Chinh phục từng địa phương
- Câu 6 : Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
A Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
B Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
C Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp
D Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
- Câu 7 : Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A
Hiệp ước Nhâm Tuất
B Hiệp ước Giáp Tuất
C Hiệp ước Hác măng
D Hiệp ước Patơnốt
- Câu 8 : Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai?
A Nguyễn Tri Phương
B Nguyễn Trung Trực
C Phạm Văn Nghị
D Trương Định
- Câu 9 : Khi thực dân Pháp tấn công Gia Định (17-2-1859), quân đội triều đình
A thắng lợi hoàn toàn.
B tan rã nhanh chóng.
C kiên quyết chống Pháp.
D chiến thắng nhanh chóng
- Câu 10 : Theo nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi
A Pháp hoàn thành quá trình xâm lược toàn bộ Việt Nam.
B Pháp hoàn thành quá trình mở rộng xâm lược Bắc Kì.
C Pháp đàn áp xong các phong trào đấu tranh của nhân dân.
D triều đình Huế chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở Đông Nam Kì.
- Câu 11 : Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2, phản ứng của quân dân Hà Nội như thế nào?
A Tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc.
B Thực hiện chính sách vườn không nhà trống.
C Ra sức hưởng ứng theo giặc.
D Nhân dân đấu tranh dưới sự lãnh đạo hoàn toàn của triều đình.
- Câu 12 : Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
A Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn
B Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp
C Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp
D Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam
- Câu 13 : Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng, không tốn một viên đạn?
A Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
B Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
C Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
D Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
- Câu 14 : Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam
B Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân
C Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam
D Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- Câu 15 : Đâu không phải nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
A Đà Nẵng là cảng nước sâu tàu chiến dễ dàng ra vào
B Gần với kinh đô Huế để thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh
C Đội ngũ giáo dân, gián điệp hoạt động mạnh
D Đây là vựa lúa lớn nhất của nhà Nguyễn, có thể lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
- Câu 16 : Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong hai lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì?
A Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
B Quân triều đình chống cự yếu ớt.
C Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
D Triều đình mải đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Câu 17 : Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.
B Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
C So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.
D Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
- Câu 18 : Chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện có bản chất là
A tập trung phát triển các hoạt động nội thương.
B nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự.
C không giao thương với thương nhân phương Tây
D cấm buôn bán vũ khí chiến tranh.
- Câu 19 : Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
A Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
C Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước.
- Câu 20 : Vì sao có thể khẳng định: giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử?
A Do Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp.
B Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
C Do triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo giết đạo
D Do sự giàu có về dầu mỏ và cao của của Việt Nam.
- Câu 21 : Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp
B Độc chiếm con đường sông Hồng
C Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì
D Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa
- Câu 22 : Tính chất xã hội Việt Nam sau Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) có sự chuyển biến như thế nào?
A Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp
B Là một nước thuộc địa
C Là một nước thuộc địa nửa phong kiến
D Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
- Câu 23 : Vì sao vào giữa thế kỉ XIX Tây Ban Nha liên quân với Pháp để xâm lược Việt Nam?
A Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào quân Tây Ban Nha
B Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam
C Trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại
D Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam
- Câu 24 : Đâu là nhân tố quan trọng bậc nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh xét từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn?
A Vấn đề thực lực kinh tế.
B Vai trò của giai cấp lãnh đạo
C Vấn đề đoàn kết quốc tế
D Phương thức tác chiến
- Câu 25 : Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?“Dập dìu trống đánh cờ xiêuPhen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”
A Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai
B Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản
C Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn
D Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực
- Câu 26 : Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước giữa thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A Việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là tất yếu
B Việt Nam đứng vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
C Việt Nam có đủ khả năng để đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
D Sự thất bại tất yếu của cuộc kháng chiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12