Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử - Đề số 13 (C...
- Câu 1 : Điểm chung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản Sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A cùng tham gia tổ chức NATO – một liên minh về quân sự.
B cùng tham gia kế hoạch Mác-san, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.
C cùng có tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
D liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
- Câu 2 : Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.
B đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
C chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
D tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
- Câu 3 : Các nước ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự kiện “Brexit” ở châu Âu?
A Dung hòa hội nhập khu vực với lợi ích nhân dân từng nước.
B Để ra đường lối đối ngoại đúng đắn.
C Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực.
D Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.
- Câu 4 : Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây
A Đông Âu.
B Bắc Triều Tiên.
C Tây Đức.
D Đông Đức.
- Câu 5 : Điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản từ 1952 - 1960 là
A phát triển thần kì.
B phát triển chậm chạp.
C phát triển nhanh.
D khủng hoảng, suy thoái.
- Câu 6 : Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng 1946 – 1949 ở Trung Quốc?
A Chấm dứt hơn ngàn năm nô dịch của chế độ phong kiến.
B Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên CNXH.
C Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
D Đánh dấu chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.
- Câu 7 : Tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927 là
A “Chính cường văn tắt”.
B “Nhật ký trong tù".
C “Đường Kách Mệnh”.
D “Bản án chế độ thực dân Pháp".
- Câu 8 : Từ xu thế phát triển của thế giới sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, Đảng ta vận dụng như thế nào trong đường lối đối ngoại hiện nay?
A Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
B Chỉ quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.
C Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN.
D Chỉ mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước tư bản.
- Câu 9 : Những hoạt động của tư sản dân tộc Việt Nam (1919 - 1925) mang tính chất
A dân chủ tư sản kiểu mới.
B nhân dân.
C cải lương.
D dân tộc dân chủ nhân dân.
- Câu 10 : Một trong những điểm tương đồng giữa các phong trào cách mạng 1930 - 1931; 1936 - 1939 và 1939 - 1945 ở Việt Nam là đều
A đấu tranh chống kẻ thù dân tộc và đòi quyền lợi dân tộc.
B đặt dưới sự chỉ đạo của tổ chức Quốc tế Cộng sản.
C đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D góp phần vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
- Câu 11 : Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học gì về việc tập hợp lực lượng cách mạng?
A Phải vận động quần chúng tham gia đấu tranh.
B Cần xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
C Cần làm tốt công tác tư tưởng cho quần chúng.
D Phải đáp ứng quyền lợi ruộng đất cho nông dân.
- Câu 12 : Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950 trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?
A Thực dân Pháp ngày càng mạnh, ra sức mở rộng vùng chiếm đóng, chủ động tấn công, tăng cường bình định, chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai.
B Lực lượng của ta ngày càng trưởng thành, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến to lớn, nhất là sự thành công của cách mạng Trung Quốc.
C Ta bắt đầu nhận được viện trợ của các nước XHCN anh em, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
D Lực lượng của ta ngày càng mạnh, của Pháp ngày càng yếu, trong khi đó đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh.
- Câu 13 : Nội dung nổi bật trong Hiệp định Pari 1973 đã khắc phục hạn chế của Hiệp định Giơnevơ 1954 là gì?
A Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài.
C Hoa Kỳ và đồng minh rút hết quân đội khỏi miền Nam, quân đội miền Bắc không phải tập kết ra Bắc.
D Các bên thừa nhận ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Câu 14 : Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) của nhân dân Việt Nam không phải là trận
A quyết chiến chiến lược.
B phản công chiến lược.
C quyết chiến quyết thắng.
D tiến công chiến lược.
- Câu 15 : Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” nhằm thực hiện chủ trương
A tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước.
B tranh thủ thời gian hòa bình để xây dựng đất nước.
C tập trung vào xây dựng chính quyền mới.
D tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
- Câu 16 : Điểm giống nhau cơ bản về tính chất của Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là
A trận quyết chiến chiến lược.
B cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền
C một cuộc tông tiên công và nôi dậy.
D một cuộc tiến công chiến lược.
- Câu 17 : Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian của quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước:1. Cuộc tổng tuyển của bầu cử Quốc hội khóa VI được tiến hành trong cả nước.2. Hội nghị lần thứ 24 ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.3. Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.4. Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn.
A 1,3,2,4.
B 2,3,4,1.
C 2,4,1,3.
D 3,4,2,1.
- Câu 18 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thế kỉ XX là
A khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B thời gian ứng dụng các phát minh vào sản xuất và đời sống diễn ra nhanh.
C kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
D khoa học găn liền với kĩ thuật.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12