Đề thi giữa HK1 Sinh 7 năm 2019 - Trường THCS Phổ...
- Câu 1 : Trùng roi xanh giống thực vật ở điểm nào?
A. Cơ thể đa bào
B. Cơ thể đơn bào
C. Có diệp lục
D. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng
- Câu 2 : Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể qua con đường:
A. da
B. muỗi đốt
C. ăn uống
D. máu
- Câu 3 : Sán lá gan có đặc điểm:
A. Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên
B. Cơ thể dẹp, không đối xứng
C. Cơ thể tròn dài, đối xứng 2 bên
D. Cơ thể tròn dài, phân nhiều đốt
- Câu 4 : Ống tiêu hóa của sán lá gan có cấu tạo:
A. Dạng thẳng, chưa có hậu môn
B. Dạng thẳng, có hậu môn
C. Dạng phân nhánh,chưa có hậu môn
D. Dạng phân nhánh,có hậu môn
- Câu 5 : Các động vật của ngành giun đốt hô hấp bằng :
A. Phổi
B. Da, mang
C. Da
D. Tất cả các ý trên
- Câu 6 : Đặc điểm của giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh:
A. Có vỏ cuticun bao bọc
B. Hầu khỏe, ống tiêu hóa thẳng, tiêu hóa nhanh và nhiều
C. Đẻ nhiều trứng, có khả năng phát tán rộng
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 7 : Vì sao Động vật nguyên sinh còn gọi là Động vật đơn bào?
A. Vì cấu tạo cơ thể có nhiều tế bào
B. Vì có kích thước hiển vi
C. Vì cấu tạo cơ thể chỉ có 1 tế bào
D. Vì cơ thể không có đối xứng
- Câu 8 : Đặc điểm nào cấu tạo của sứa giúp sứa nổi trong nước?
A. Lỗ miệng ở phía dưới
B. Có tầng keo dày
C. Cơ thể hình dù
D. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
- Câu 9 : Tại sao san hô có tổ chức cơ thể theo kiểu tập đoàn?
A. Do khi sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi, cơ thể con không tách rời cơ thể mẹ
B. Do chúng có khung xương bất động bằng đá vôi
C. Do chúng có lối sống bám
D. Do chúng phải tự vệ
- Câu 10 : Vì sao đảo san hô là cảnh quan độc đáo của Đại dương?
A. Vì chúng có khung xương bất động bằng đá vôi
B. Vì chúng có nhiều hình dạng khác nhau và có màu sắc rực rỡ
C. Vì chúng có tổ chức cơ thể theo kiểu tập đoàn
D. Vì chúng có nhiều cá thể lien thong với nhau
- Câu 11 : Vì sao người Nhật Bản gọi sứa là “ thịt thủy tinh”?
A. Vì cơ thể sứa trong suốt
B. Vì cơ thể sứa hình dù
C. Vì sứa di chuyển bằng cách co bóp dù
D. Vì sứa có tầng keo dày
- Câu 12 : Tại sao người bị nhiễm sán dây?
A. Do ăn thịt bò, thịt lợn... bị bệnh gạo chưa được nấu chín kĩ
B. Do ăn thức ăn bị ôi thiu
C. Do ăn thức ăn bị kiến, gián, ruồi nhặng đậu vào
D. Do đi chân đất
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét