40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Điện năng- Công s...
- Câu 1 : Dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng?
A. Quạt điện
B. Ấm điện
C. Acquy đang nạp điện
D. Bình điện phân
- Câu 2 : Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I. Công suất toả nhiệt trên điện trở này không thể tính bằng công thức:
A. P =RI2
B. P =UI
C. P = U2/R
D. P =R2I
- Câu 3 : Trên một bong đèn có ghi: 3V-3W, khi mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua bóng đèn là
A. 9Ω
B. 3Ω
C. 6Ω
D. 12Ω
- Câu 4 : Một bóng đèn có ghi :6V-3W, khi mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua bóng đèn là:
A. 3A
B. 6A
C. 0,5A
D. 18A
- Câu 5 : Hai bóng đèn có công suất lần lượt là: P1 và P2 với P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thé U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của mỗi bóng đèn có mối liên hệ :
A. I1 < I2 và R1 > R2
B. I1> I2 và R1 > R2
C. I1< I2 và R1 < R2
D. I1 > I2 và R1 < R2
- Câu 6 : Biết hiệu điện thế giữa hai đầu day dẫn là 6V. Điện năng tiêu thụ trên dây dẫn khi có dòng điện cường 2A chạy qua trong 1 giờ là
A. 12J
B. 432000J
C. 10800J
D. 1200J
- Câu 7 : Một acquy có suất điện động 6V. Nếu acquy này làm dịch chuyển 3,4.1018 electron từ cực dương tới cực âm của acquy , thì công suất của acquy này là:
A. 3,264W
B. 13,056 W
C. 3,84W
D. 7,68W
- Câu 8 : Hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào hơi cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U thì công suất tiêu thụ của chúng là 20W, nếu hai điện trở này được mắc song song và nối tiếp vào nguồn trên thì công suất tiêu thụ của chúng là
A. 40W
B. 60W
C. 80W
D. 10W
- Câu 9 : Hai điện trở R1, R2 (R1 >R2) được mắc vào hai điểm A và B có hiệu điện thế U=12V. Khi R1 ghép nối tiếp với R2 thì công suất tiêu thụ của mạch là 4W; Khi R1 ghép song song với R2 thì công suất tiêu thụ của mạch là 18W. Giá trị của R1,R2 bằng
A. R1=24Ω ; R2=12Ω
B. R1=2,4Ω ; R2=1,2Ω
C. R1=240Ω ; R2=120Ω
D. R1=8Ω ; R2=6Ω
- Câu 10 : Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có công suất chiếu sang bằng đèn dây tóc loại 75W. Nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 6 giờ, thì trong 30 ngày số tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên sẽ giảm được bao nhiêu? ( biết giá tiền điện là 1500 đồng/kW.h)
A. 7875 đ
B. 1575 đ
C. 26,5 đ
D. 9450 đ
- Câu 11 : Một ấm điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện qua ấm có cường độ là 5A. Biết rằng giá tiền điện là 1500 đ/kW.h, nếu mỗi ngày sử dụng ấm để đun nước 10 phút, thì trong một tháng (30 ngày) tiền điện phải trả cho việc này là
A. 8250 đ
B. 275 đ
C. 825 đ
D. 16500 đ
- Câu 12 : Một bóng đèn được thắp sáng ở hiệu điện thế U =120 V có công suất là P1, P2 là công suất của đèn khi được thắp sáng ở hiệu điện thế U = 110 V thì
A. P1 > P2.
B. P1 = P2.
C. P1 < P2.
D. Câu trả lời phụ thuộc vào công suất định mức của đèn.
- Câu 13 : Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt bằng U1 = 36 V và U2 = 12 V. Tìm tỉ số các điện trở của chúng nếu công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau.
A. R1 / R2 = 2.
B. R1 / R2 = 3.
C. R1 / R2 = 6.
D. R1 / R2 = 9.
- Câu 14 : Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở cuộn dây bàn là này như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi ?
A. Tăng gấp đôi.
B. Tăng gấp bốn.
C. Giảm hai lần.
D. Giảm bốn lần.
- Câu 15 : Chọn câu sai:Đặt một hiệu điện thế U vào một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ dòng điện I. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở là:
A. P = I2R.
B. P = UI2.
C. P = UI.
D. P = U2 / R.
- Câu 16 : Hai bóng đèn có công suất lần lượt là P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của bóng đèn nào lớn hơn.
A. I1 < I2 và R1 > R2.
B. I1 > I2 và R1 > R2.
C. I1 < I2 và R1 < R2.
D. I1 > I2 và R1 < R2.
- Câu 17 : Hai đầu đoạn mạch có điện thế không đổi. Nếu điện trở của đoạn mạch giảm hai lần thì công suất điện của đoạn mạch
A. tăng hai lần.
B. giảm hai lần.
C. không đổi.
D. tăng bốn lần.
- Câu 18 : Trong mạch điện chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch
A. giảm hai lần.
B. tăng hai lần.
C. giảm bốn lần.
D. tăng bốn lần.
- Câu 19 : Phát biểu nào sau đây là không đúng? Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn
A. tỉ lệ thuận với điện trở của vật.
B. tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.
C. tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật.
D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
- Câu 20 : Một đoạn mạch thuần điện trở, trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là
A. 4 kJ.
B. 240 kJ.
C. 120 kJ.
D. 1000 J.
- Câu 21 : Một đoạn mạch thuần điện trở có hiệu điện thế 2 đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết 1kJ điện năng là
A. 25 phút.
B. 50 phút.
C. 10 phút.
D. 4 phút.
- Câu 22 : Một bếp điện đun hai lít nước ở nhiệt độ t1 = 200C. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì bếp điện phải có công suất là bao nhiêu ? Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18 kJ/(kg.K) và hiệu suất của bếp điện H = 70%.
A. 796W.
B. 769W.
C. 679W.
D. 697W.
- Câu 23 : Dẫn một đường dây điện sợi đôi từ mạng điện chung tới một ngôi nhà cách đó 20 m. Biết mỗi sợi dây đơn có một lõi đồng với thiết diện bằng 0,5 mm2 với điện trở suất của đồng là 1,8.10-8Ωm. Hiệu điện thế ở cuối đường dây, ngay tại lối vào nhà là 220 V. Trong nhà sử dụng các đèn dây tóc nóng sáng với tổng công suất 330 W trung bình 5 giờ mỗi ngày. Nhiệt lượng tỏa ra trên đường dây dẫn trong vòng 30 ngày xấp xỉ bằng
A. 147 kJ.
B. 0,486 kWh.
C. 149 kJ.
D. 0,648 kWh.
- Câu 24 : Một máy thu điện có cường độ 0,2A chạy qua. Biết hiệu điện thế giữa hai cực của máy lớn hơn suất phản điện của nó là 0,6 V. Kết luận nào không đúng ?
A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một phút là 7,2J.
B. Công suất tỏa nhiệt của máy là 0,12W.
C. Công suất có ích là 0,12W.
D. Điện trở của máy thu là 3Ω.
- Câu 25 : Một acquy được nạp điện sau thời gian 10h thì có dung lượng là q = 7200C. Biết suất phản điện và điện trở trong của acquy ξ = 9V và r = 1,5Ω. Tính hiệu điện thế đặt vào hai cực của acquy.
A. 9V.
B. 9,3V.
C. 8,5V.
D. 7,8V.
- Câu 26 : Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động 26V, điện trở trong 1Ω mắc vào mạch ngoài là hai điện trở R1 = 20Ω song song R2 = 30Ω. Công suất của nguồn và mạch ngoài lần lượt là
A. 5,2W và 4,8W.
B. 52W và 48W.
C. 52W và 48W.
D. 52W và 24W.
- Câu 27 : Mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong 2Ω. Cho biết công suất mạch ngoài 16W. Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng
A. 1Ω và 4Ω.
B. 2Ω và 4Ω.
C. 1Ω và 3Ω.
D. 2Ω và 3Ω.
- Câu 28 : Hai nguồn điện có suất điện động như nhau ξ1 = ξ2 = ξ, các điện trở trong r1, r2 khác nhau. Biết công suất lớn nhất mà mỗi nguồn có thể cung cấp được cho mạch ngoài P1 = 20W, P2 = 30W. Tính công suất lớn nhất mà cả hai nguồn có thể cung cấp cho mạch ngoài khi chúng mắc nối tiếp và song song.
A. 35W và 40W.
B. 48W và 35W.
C. 48W và 50W.
D. 35W và 48W.
- Câu 29 : Môt máy phát điện cug cấp điện cho một động cơ. Suất điện động và điện trở trong của máy là ξ = 25V, r = 1Ω. Dòng điện chạy qua động cơ I = 2A, điện trở của các cuộn dây trong động cơ R = 1,5Ω. Hãy tính công suất của nguồn điện và hiệu suất của nó.
A. 50W và 92%.
B. 60W và 95%.
C. 60W và 92%.
D. 50W và 95%.
- Câu 30 : Môt máy phát điện cug cấp điện cho một động cơ. Suất điện động và điện trở trong của máy là ξ = 25V, r = 1Ω. Dòng điện chạy qua động cơ I = 2A, điện trở của các cuộn dây trong động cơ R = 1,5Ω. Hãy tính công suất tỏa nhiệt và hiệu suất của động cơ.
A. 6W và 78%.
B. 6W và 87%.
C. 8W và 65%.
D. 8W và 56%.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp