Đề kiểm tra học kì II Vật Lí 9 - THCS Lý Tự Trọng...
- Câu 1 : Chọn câu đúng trong các câu sau. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác mà không bị gãy khúc khi :
A góc tới bằng 450 .
B góc tới gần bằng 900 .
C góc tới bằng 00 .
D góc tới có giá trị bất kì.
- Câu 2 : A’B’ là ảnh của AB qua TKHT có tiêu cự \(f\), ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Gọi \(d\) là khoảng cách từ vật đến thấu kính, điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa \(d\) và \(f\)?
A \(d = f\)
B \(d = 2f\)
C \(d > f\)
D \(d < f\)
- Câu 3 : Khi chiếu chùm ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu đỏ, ở phía sau tấm lọc màu ta thu được ánh sáng gì ?
A Màu đỏ.
B Màu xanh.
C Màu ánh sáng trắng .
D Màu gần như đen
- Câu 4 : Chọn cách làm đúng trong các cách sau để tạo ra ánh sáng trắng .
A Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau .
B Nung chất rắn đến hàng ngàn độ
C Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau .
D Cả ba cách làm đều đúng .
- Câu 5 : So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh ?
- Câu 6 : Hãy nêu các tác dụng của ánh sáng ? Cho ví dụ ?
- Câu 7 : Nam bị cận có điểm cực viễn CV cách mắt 115 cm . Hải cũng bị cận nhưng có điểm cực viễn CV cách mắt 95 cm.a) Hỏi ai bị cận năng hơn ? Vì sao?b) Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính gì , có tiêu cự bao nhiêu ?
A a) Hải cận thị nặng hơn Nam vì: Điểm cực viễn của Hải gần mắt hơn Nam
b) Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính cận (TKHT): f = 115 cm (với Nam); f = 85 cm (với Hải)
B a) Hải cận thị nặng hơn Nam vì: Điểm cực viễn của Hải gần mắt hơn Nam
b) Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính cận (TKPK): f = 115 cm (với Nam); f = 85 cm (với Hải)
C a) Hải cận thị nặng hơn Nam vì : Điểm cực viễn của Hải xa mắt hơn Nam
b) Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính cận (TKPK): f = 115 cm (với Nam); f = 85 cm (với Hải)
D a) Hải cận thị nặng hơn Nam vì : Điểm cực viễn của Hải xa mắt hơn Nam
b) Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính cận (TKHT): f = 115 cm (với Nam); f = 85 cm (với Hải)
- Câu 8 : Một người dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ cao h = 0,6 cm , đặt cách kính lúp một khoảng d = 10 cm thì thấy ảnh của nó cao h’ = 3 cm .a) Hãy dựng ảnh của vật đó qua kính lúp (không cần đúng tỷ lệ) và cho biết tính chất của ảnh ?b) Tính tiêu cự f của kính lúp ?c) Dịch chuyển kính lúp về phía vật một khoảng 2,5 cm, hãy xác định vị trí, tính chất, độ lớn của ảnh ?
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn