Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2019 - Đề...
- Câu 1 : Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai tại đâu?
A Hương Cảng (Trung Quốc)
B Ma Cao (Trung Quốc).
C Pác Bó (Cao Bằng).
D Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
- Câu 2 : Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đã thực hiện thành công cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp ?
A Mĩ
B Mê-hi-cô
C Pa-ki-xtan
D Ấn Độ
- Câu 3 : Cơ hội mới để kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A Kí Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (1951).
B Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên (1950).
C Khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954).
D Mỹ tiến hành chiến tranh chống Cu-ba (1964).
- Câu 4 : Sau tháng 5 năm 1955, tình hình miền Bắc Việt Nam như thế nào?
A Pháp đang đóng quân Hà Nội.
B Mĩ hoàn toàn chiếm đóng miền Bắc.
C Pháp đang đóng quân Hải Phòng.
D Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
- Câu 5 : Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu gì về khoa học- kỹ thuật?
A Phóng hành công vệ tinh nhân tạo.
B Phối hợp với Mỹ xây dựng trạm vũ trụ Hòa bình.
C Chế tạo thành công bom nguyên tử.
D Phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
- Câu 6 : Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn
A phục hồi và phát triển.
B khủng hoảng trầm trọng.
C phát triển “thần kì”.
D phát triển xen kẽ với suy thoái.
- Câu 7 : Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào ở dưới đây?
A Đoàn Thanh niên.
B Hội Phục Việt.
C Việt Nam nghĩa đoàn.
D Đảng Lập hiến.
- Câu 8 : Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù của nhân dân Đông Dương là
A phát xít Nhật và chế độ phong kiến.
B thực dân Pháp.
C đế quốc phát xít Pháp-Nhật.
D phát xít Nhật.
- Câu 9 : Nhằm giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát động phong trào
A “Tuần lễ vàng”, lập hũ gạo cứu đói.
B tăng gia sản xuất, tổ chức “ngày đồng tâm”.
C tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
D “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹ độc lập”.
- Câu 10 : Hình thức chính quyền được thiết lập trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh là gì?
A Xô viết công - nông.
B Dân chủ cộng hòa.
C
Xô viết công – nông – binh.
D Xã hội chủ nghĩa.
- Câu 11 : Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đã thông qua những văn kiện quan trọng nào?
A Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
B Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
D Báo cáo chính trị và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
- Câu 12 : Ngày 25-4-1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện chính trị nào sau đây?
A Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.
B Quốc hội khóa IV bắt đầu họp kì đầu tiên tại thủ đô Hà Nội
C Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức ở Sài Gòn.
D Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam.
- Câu 13 : Những giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) là
A tư sản, địa chủ.
B nông dân, tiểu tư sản.
C tư sản, tiểu tư sản.
D công nhân, nông dân.
- Câu 14 : Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Ngân sách quốc gia không phải chi phí cho quân sự.
B Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu.
C Sự cạnh tranh của Liên Xô và các nước Đông Âu.
D Sự viện trợ của Mỹ trong kế hoạch Mácsan
- Câu 15 : Nội dung nào sau đây không phải là mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
C Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
D Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
- Câu 16 : Hạn chế của Luận cương Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) là
A Chỉ chủ trương đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
B Không chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
C Còn nặng về đấu tranh giai cấp.
D Chỉ chú trọng nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Câu 17 : Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong việc thực hiện kế hoach 5 năm (1986 – 1990 ) về lương thực là gì?
A Mở rộng diện tích trồng các loại cây lương thực.
B Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
C Chuyển sang chuyên canh cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
D Lai tạo được nhiều giống lúa mới có năng suất vượt trội.
- Câu 18 : Phương châm tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là
A đánh chắc, tiến chắc.
B đánh du kích ngắn ngày.
C đánh nhanh, thắng nhanh.
D thần tốc, táo bạo, bất ngờ.
- Câu 19 : Kẻ thù trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là
A giai cấp địa chủ, phong kiến.
B thực dân Pháp và tay sai.
C phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai
D phát xít Nhật và tay sai.
- Câu 20 : Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử khi Mỹ phát động cuộc Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Nhiều trung tâm kinh tế-tài chính lớn xuất hiện
B Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời
C Thành công của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc
D Sự lớn mạnh của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
- Câu 21 : Nội dung nào sau đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (12-1950) của thực dân Pháp?
A Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược ở Trung Bộ.
B Mở thế tiến công quy mô lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.
C Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm và tấn công lực lượng cách mạng.
D Thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa biên giới Việt – Trung.
- Câu 22 : Tổ chức liên kết kinh tế-chính trị lớn nhất hành tinh hiện nay là
A Liên hợp quốc (UN)
B Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
C Liên minh châu Âu (EU)
D Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Câu 23 : Mục đích cao nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946 là
A bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
B tạo điều kiện để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
C bảo vệ độc lập dân tộc.
D bảo vệ thủ đô Hà Nội.
- Câu 24 : Nhược điểm lớn nhất của kế hoạch Nava (1953) của Pháp ở Đông Dương là do yếu tố nào tạo nên?
A Sự lệ thuộc binh lực vào Mĩ.
B Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực
C Sự phân tán lực lượng trên toàn Đông Dương.
D Sự lớn mạnh của quân đội Việt Nam.
- Câu 25 : Điểm khác biệt về nội dung hợp tác của tổ chức Liên minh Châu Âu (EU) so với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A từ hợp tác kinh tế, tiền tệ đến hợp tác toàn diện.
B từ hợp tác kinh tế, văn hóa đến hợp tác toàn diện.
C từ hợp tác an ninh, chính trị đến hợp tác toàn diện.
D từ hợp tác văn hoá, chính trị đến hợp tác toàn diện.
- Câu 26 : Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884?
A Chống thực dân Pháp ngay từ khi chúng nổ súng xâm lược Việt Nam.
B Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhà Nguyễn.
C Tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, không quản ngại hi sinh.
D Chống Pháp, sau đó chống cả phong kiến.
- Câu 27 : Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
A nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để bảo vệ Tổ quốc.
C coi trọng thời cơ khách quan trong xây dựng và phát triển đất nước.
D phải tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế-xã hội.
- Câu 28 : Các phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam có điểm chung là đều
A đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của tổ chức Quốc tế Cộng sản.
B góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình.
C
đòi quyền lợi dân tộc và các quyền tự do dân chủ trước mắt.
D có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Câu 29 : Vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài là do
A chính sách cô lập Việt Nam của các nước tư bản phương Tây.
B chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn.
C thực dân Pháp muốn thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam.
D nhà Nguyễn chủ trương chỉ quan hệ ngoại giao với nhà Thanh.
- Câu 30 : Phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” thể hiện ở chiến dịch nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)?
A Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3-1975)
B Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975)
C Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
D Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
- Câu 31 : Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 có ý nghĩa gì?
A Khẳng định vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng Lao động Việt Nam
B Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được hoàn thành trên phạm vi cả nước.
C Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
D Mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Câu 32 : Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập nhằm mục đích gì?
A Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
B Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
C Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D Chống lại Liên Xô và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Câu 33 : Một trong những điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam những năm 1925-1929 là
A phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
B công nhân và nông dân đã liên kết chặt chẽ với nhau trong đấu tranh.
C công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D phong trào công nhân đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản.
- Câu 34 : Hội nghị I-an-ta (2-1945) được tổ chức tại
A Liên Xô
B Mỹ
C Anh
D Pháp
- Câu 35 : Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận
A quyền được hưởng tự do của nhân dân các nước Đông Dương.
B các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
C quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong phạm vi từng nước Đông Dương.
D quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời ở Đông Dương.
- Câu 36 : Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?
A Đấu tranh chính trị đòi Pháp – Mỹ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
B Tăng cường đấu tranh vũ trang để giành chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân miền Nam Việt Nam.
C Giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang.
D Đấu tranh hoà bình nhằm giữ gìn và phát triển lực lượng của cách mạng. miền Nam Việt Nam.
- Câu 37 : Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Nam - Bắc là
A được sum họp một nhà.
B mong muốn có một chính phủ thống nhất.
C khắc phục hậu quả chiến tranh, có cuộc sống ấm no.
D miền Nam phát triển kinh tế để tiến kịp miền Bắc.
- Câu 38 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc (1930) soạn thảo nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc vì
A không chủ trương đánh đổ phong kiến để làm cách mạng ruộng đất.
B chủ trương đánh đổ đế quốc trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị.
C chủ trương đánh đổ đế quốc và bọn tay sai để giành độc lập dân tộc
D đoàn kết chặt chẽ hai giai cấp công nhân và nông dân giành độc lập dân tộc.
- Câu 39 : Tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thông qua ở hội nghị nào?
A Hội nghị Trung ương lần 21 (1973)
B Hội nghị Trung ương lần 24 (1975)
C Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (1975)
D Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI tháng (1976).
- Câu 40 : Từ năm 1930 đến năm 1945, Việt Nam đã thực hiện thành công đường lối chiến lược nào do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1930?
A Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
C Cải cách ruộng đất gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
D Tự do, dân chủ, hòa bình gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12