Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Phương pháp đấu tranh được Đảng ta xác định trong thời kì 1936-1939 là kết hợp đấu tranh giữa
A công khai và hợp pháp
B công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
C bí mật và bất hợp pháp.
D chính trị với đấu tranh vũ trang.
- Câu 2 : Nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939 có đặc điểm gì?
A Phục hồi và phát triển
B Phát triển chậm chạp.
C Phát triển không ổn định.
D Suy thoái và khủng hoảng.
- Câu 3 : Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị 5-1941 có điểm gì khác so với Hội nghị 11-1939?
A Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
B Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước.
C Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
D Đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng.
- Câu 4 : Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1960-1973 là
A phát triển mạnh.
B phát triển mạnh mẽ.
C có bước phát triển.
D .phát triển thần kì.
- Câu 5 : Nội dung nào dưới đây là nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn.
B Cách mạng Việt Nam có sự chuẩn bị trong vòng 15 năm (1930-1945).
C Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh .
D Chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
- Câu 6 : Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng mức độ giành độc lập trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Đều nhau.
B Không đồng đều.
C Không đồng nhất.
D Giống nhau.
- Câu 7 : Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam lên đến đỉnh cao với
A các cuộc biểu tình của nông dân.
B sự ra đời của Xô viết Nghệ Tĩnh.
C sự hình thành khối liên minh công nông.
D các cuộc đấu tran của công nhân và nông dân.
- Câu 8 : Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) đã xác định lãnh đạo của cách mạng là giai cấp
A tiểu tư sản
B công nhân và giai cấp nông dân.
C công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
D tư sản dân tộc.
- Câu 9 : Có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám 1945 là mặt trận
A Liên Việt.
B Việt Nam độc lập đồng minh
C Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D Dân chủ Đông Dương.
- Câu 10 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã chuẩn bị
A lực lượng chính trị, vũ trang cho cách mạng Việt Nam
B nhân lực, vật lực tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
- Câu 11 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945 vì
A giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị (11-1939).
C củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân.
D giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc .
- Câu 12 : Mặt trận Việt Minh có vai trò gì trong cao trào kháng Nhật cứu nước?
A Phát động và đưa ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”..
B Tập hợp lực lượng, phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù tiến tới đánh bại chúng.
C Lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống Nhật giành độc lập dân tộc.
D Lãnh đạo nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng xã hội mới.
- Câu 13 : Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là gì?
A Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
B Đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất.
C Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
D Đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập.
- Câu 14 : Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của yếu tố nào?
A Khoa học – công nghệ.
B Kinh tế - tài chính.
C Lực lượng sản xuất.
D Liên kết khu vực.
- Câu 15 : Bước vào thế kỉ XXI, chính sách đối ngoại của Mĩ có
A điều chỉnh quan trọng.
B thay đổi quan trọng.
C bổ sung kịp thời.
D điều chỉnh phù hợp.
- Câu 16 : Nội dung nào không phải là vấn đề cần giải quyết trong phe đồng minh trong năm 1945?
A Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
B Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
C Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Câu 17 : Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 14 đến 15 tháng 8-1945) đã
A quyết định giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Đông Dương.
B cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
C kêu gọi nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa.
D thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa.
- Câu 18 : Vì sao cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8-1925) là mốc đán dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
A Đấu tranh có tổ chức, vì mục đích chính trị, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
B Đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ với nông dân.
C Kết quả đấu tranh buộc Pháp phải tăng 20% lương.
D Có sự đoàn kết đấu tranh với nhân dân Truong Quốc.
- Câu 19 : Sự kiện đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
B thực dân Anh thực hiện “phương án Maobatton”.
C Nê-ru trở thành người lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
D thực dân Anh trao trả quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ.
- Câu 20 : Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là gì?
A Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh ngoại giao
B Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
C Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh báo chí.
D Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh nghị trường.
- Câu 21 : Sau Chiến tranh lạnh xu thế chủ đao của thế giới là
A hòa bình và ổn định.
B đối thoại và hợp tác.
C đối thoại và thỏa hiệp.
D hợp tác và phát triển.
- Câu 22 : Giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 không thành lập tổ chức nào sau đây?
A Nhà xuất bản Nam Đồng Thư xã.
B Tổ chức Tâm tâm xã.
C Việt Nam nghĩa đoàn.
D Nhà xuất bản Cường học thư xã.
- Câu 23 : Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng chấp dứt khi
A cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ (1930).
B cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại (1930).
C công bố bản “Chương trình hành đông” (1929).
D tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (1929).
- Câu 24 : Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng
A dân tộc dân chủ.
B xã hội chủ nghĩa
C dân chủ tư sản.
D dân tộc dân chủ nhân dân.
- Câu 25 : Nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế ngày nay là
A kinh tế.
B quân sự.
C tài chính.
D khoa học
- Câu 26 : Trong những năm 20 của thế kỉ XX ở Việt Nam có những khuynh hướng cách mạng chủ yếu nào?
A Phong kiến và tư sản.
B dân chủ tư sản và vô sản.
C Phong kiến, tư sản và vô sản.
D Phong kiến và vô sản.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12