Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử - Sở GD& ĐT Vĩnh Ph...
- Câu 1 : Tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) gồm đại diện của các tổ chức cộng sản nào?
A Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Tân Việt Cách mạng đảng.
C An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
- Câu 2 : Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
A Trận Mát-xcơ-va (12 -1941)
B Trận Cuốc-xcơ (8 - 1943).
C Trận Xta-lin-grát (11 - 1942).
D Trận En A-la-men (10 - 1942)
- Câu 3 : Trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (12 - 1989), hai siêu cường Xô - Mĩ đã tuyên bố
A chấm dứt việc chạy đua vũ trang.
B thủ tiêu tên lửa tầm trung.
C chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.
- Câu 4 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ
A đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B những năm 50 của thế kỉ XX.
C cuối những năm 60 của thế kỉ XX.
D đầu những năm 60 của thế kỉ XX.
- Câu 5 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931?
A Kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với lợi ích của cách mạng thế giới.
B Nhằm đúng hai kẻ thù của cách mạng Việt Nam là đế quốc và phong kiến.
C Đề ra khẩu hiệu “độc lập dân tộc”, “người cày có ruộng” kết hợp đòi cải thiện đời sống.
D Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và có tính thống nhất cao trong cả nước.
- Câu 6 : Hoạt động của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 hướng đến mục đích nào dưới đây?
A Thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc, tay sai.
C Đưa phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác.
D Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 7 : Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A Đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
B Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
C Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
D Ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình và cục diện thế giới.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12