Thi Online - Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến...
- Câu 1 : Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mang Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 được Đảng ta xác định là?
A Chống chủ nghĩa phát xít, chống đế quốc xâm lược
B Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
C Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến.
D Chống đế quốc Pháp và tay sau phản động, đòi tự do, dân chủ
- Câu 2 : Tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương thành lập mặt trận nào?
A Mặt trận Liên Việt
B Mặt trận Đồng minh
C Mặt trận Việt Minh
D Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
- Câu 3 : Nhà thơ Tố Hữu viết:“Ba mươi năm chân không mỏiMà đến bây giờ mới tới nơi”Đó là hai câu thơ nói về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào? Ở đâu?
A Ngày 25-1-1941, tại Pác Pó, Cao Bằng
B Ngày 28-1-1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang
C Ngày 28-1-1941, tại Pác Pó, Cao Bằng.
D Sau ngày 22-1-1941, tại Hà Nội.
- Câu 4 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập
A Mặt trận nhân dân phản đế
B Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C Mặt trận phản đế Đông Dương.
D Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
- Câu 5 : Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô viết công – nông” bằng khẩu hiêu “Chính phủ cộng hòa dân chủ” là chủ trương của nghị quyết nào sau đây?
A Hội nghị trung ương Đảng tháng 11-1939
B Hội nghị trung ương Đâng tháng 11-1940.
C Hội nghị trung ương Đảng tháng 5-1941.
D Hội nghị trung ương Đảng tháng 8-1945.
- Câu 6 : Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hôi cơ bản của xã hội Việt Nam là
A giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
B giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến
C Giữa nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật.
D Giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật
- Câu 7 : Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì?
A giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B đặt vấn đề dân tộc cho toàn cõi Đông Dương.
C giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật
- Câu 8 : Vì sao Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
C . Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
D Củng cố khối đoàn kết toàn dân.
- Câu 9 : Nội dung nào sau đâu không phải là hâu quả của chính sách bóc lột và thống trị của Pháp – Nhật?
A Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng điêu đứng, khổ cực.
B Mọi tầng lớp nhân dân đều tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
C Nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng kiệt quệ.
D Nhân dân ta được khuyến khích phát triển kinh tế.
- Câu 10 : Chính sách nào của Nhật – Pháp dưới đây không đẩy nông dân Việt Nam vào nạn đói lớn năm 1945?
A Chính sách “Thu thóc tạ”.
B Nhổ lúa trồng đay.
C Nhổ ngô để trồng thầu dầu.
D Yêu cầu Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật.
- Câu 11 : Nội dung nào dưới đây không thuộc Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941?
A Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp
B Giải phóng dân tộc
C Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
D Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
- Câu 12 : Nội dung nào sau đây không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939?
A Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu
B Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
C Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
D Xác định Nhật là kẻ thù chủ yếu.
- Câu 13 : Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có điểm khác so với hội nghị ban chấp hành trung ương tháng 11-1939 là
A đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
B giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc
C đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước
D đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng.
- Câu 14 : Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 là
A Hội nghị đã đánh dấu sự mở đầu cho việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng.
B Hội nghị đã đánh dấu qúa trình hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
C Hội nghị đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam – từ đây cuôc đấu tranh giành độc lập dân tộc được đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Đông Dương
D Hội nghị mở ra một thời kì đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam: đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, giành chính quyền từng phần tiến tới giành chính quyền trên phạm vi cả nước.
- Câu 15 : Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của
A Cương lĩnh chính trị (2-1930).
B Luận cương chính trị (10 – 1930).
C Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
D Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
- Câu 16 : Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”.
A Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939).
B Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941).
C Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hôi nghị TW lần thứ 8.
D Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Câu 17 : “Liên hiệp tất thảy các giới đồng bào yêu nước, không phận biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.Đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập tổ chức nào?
A Mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương.
B Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.
D Mặt trận Việt Minh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12