Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử THPT Phúc Thành - H...
- Câu 1 : Điểm khác biệt sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần II (1883) với lần I (1873) là gì?
A Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng.
B Pháp rút khỏi Hà Nội.
C Pháp càng củng cố dã tâm xâm lược Việt Nam
D Pháp rút khỏi các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
- Câu 2 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh vào nước ta?
A Quân Pháp, quân Anh.
B Quân Liên Xô, quân Trung Hoa Dân quốc.
C Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc.
D Quân Anh, Quân Mĩ.
- Câu 3 : Lực lượng xã hội mới xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là:
A tư sản, tiểu tư sản.
B tư sản, công nhân, tiểu tư sản.
C
địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.
D tư sản, công nhân.
- Câu 4 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì sao?
A Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.
B Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.
C Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
D Phục vụ cho việc phát triển kinh tế và giao thông.
- Câu 5 : Phan Bội Châu chủ trương thực hiện giải phóng dân tộc bằng phương pháp nào?
A Bạo động
B Kết hợp giữa bạo động và cải cách.
C Nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D Cải cách kinh tế, xã hội.
- Câu 6 : Quân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đạc biêt” của Mĩ bằng ba mũi giáp công là:
A chính trị, quân sự, binh vận.
B kinh tế, chính trị, binh vận.
C chính trị, quân sự, văn hóa
D kinh tế, chính trị, ngoại giao.
- Câu 7 : Liên minh chống phát xít (hình thành năm 1942), được gọi là:
A
phe Đồng minh.
B phe Liên minh.
C phe Hiệp ước.
D phe Trục.
- Câu 8 : Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản?
A Đọc bản Sơ thảo luận ương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
B gửi yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
C Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản.
D Bỏ phiếu tán thàn gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Câu 9 : Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:
A Hội nghị toàn quốc của Đảng (14 – 15/8/1945).
B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11/1939).
C Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 – 17/8/1945).
D chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- Câu 10 : Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A “Chinh phục từng gói nhỏ”.
B “Đánh chắc, tiến chắc”.
C “Đánh lâu dài”.
D “Chinh phục từng địa phương”.
- Câu 11 : Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người dân nước Mĩ trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX là gì?
A Tổng thống Mĩ – Kennơđi bị ám sát.
B Vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ.
C Di chứng từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D Sự sa lầy của quân đội Mĩ trên chiến trường Irắc.
- Câu 12 : Đến giữa thế kỉ XIX, tình hình nước ta có gì đặc biệt?
A Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.
B Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.
C Lực lượng sản xuất mới – TBCN đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
D Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
- Câu 13 : Thắng lợi nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
C Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.
D Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- Câu 14 : Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là gì?
A Đấu tranh chính trị chuyển sang Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
B Biểu tình thị uy chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
C Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D Khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
- Câu 15 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào dưới đây nhằm độc chiếm thị trường Việt Nam.
A Cấm hàng hóa nước ngoài nhập vào thị trường Việt Nam.
B Khuyến khích sự phát triển, trau dồi của nền kinh tế nội thương.
C Đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.
D Xóa bỏ thuế quan, cho phép hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.
- Câu 16 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là
A cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.
B các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.
C mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D âm mưu muốn làm bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.
- Câu 17 : Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đường lối kháng chiến trường kì vì lí do nào dưới đây?
A Xuất phát từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân”.
B Việt Nam cần tạo sức mạnh tổng hợp, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
C Pháp mạnh hơn, Việt Nam cần thời gian để chuyển hóa lực lượng.
D Cần phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Câu 18 : Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
B Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
C Liên Xô luôn ủng hộ phong trào dân tộc trên thế giới.
D Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Câu 19 : Chiến lược xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B chiến lược toàn cầu.
C chiến lược toàn cầu hóa.
D chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
- Câu 20 : Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc trong những năm 1958 – 1960 là gì?
A Cải cách ruộng đất.
B Thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên.
C Khôi phục kinh tế.
D Cải tạo quan hệ sản xuất.
- Câu 21 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước Tây Âu liên kết với nhau là
A khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
B cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
C thành lập nhà nước chung châu Âu.
D thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- Câu 22 : Kế hoạch Nava là sản phẩm của:
A sự kết hợp sức mạnh của Mĩ và thủ đoạn của Pháp.
B thủ đoạn mới của đế quốc Mĩ.
C sự nỗ lực cao nhất, cuối cùng của thực dân Pháp ở Đông Dương.
D sự can thiệp sâu nhất của đế quốc Mĩ vào Đông Dương.
- Câu 23 : Trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), âm mưu của Mĩ đối với các nước Đông Dương là
A giúp Pháp củng cố nền thống trị ở Đông Dương.
B từng bước thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương.
C tài trợ cho chính quyền tay sai của Mĩ ở Đông Dương.
D ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
- Câu 24 : Ý nào không đúng khi giải thích cho luận điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
A Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
B Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, quyết định những bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng.
C Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính đảng mạnh nhất, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Câu 25 : Tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ được thể hiện qua khẩu hiệu nào?
A Thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảng đang”.
B Nhằm thẳng quân thù mà bắn.
C Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người.
D Không có gì quý hơn độc lập tự do.
- Câu 26 : Bài học xuyên suốt của tiến trình cách mạng nước ta từ năm 1930 đến nay là:
A Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B Cô lập, phân hóa cao độ đội ngũ kẻ thù.
C Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Câu 27 : Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1975) của Mĩ?
A Kết cục chiến tranh.
B Bản chất chiến tranh.
C Phương tiện chiến tranh.
D Quy mô chiến tranh.
- Câu 28 : Việc tiến hành giảm tô và cải cách ruộng đất trong giai đoạn 1953 – 1954 để lại cho Đảng ta bài học gì?
A Thực hiện khoán đến từng hộ dân.
B Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C Chú trọng bồi dưỡng sức dân.
D Xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại.
- Câu 29 : Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu do:
A có điều kiện chủ quan chính muồi.
B có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.
D
có điều kiện khách quan thuận lợi.
- Câu 30 : Đặc điểm nổi bật của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là
A thế giới hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
B các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo,…liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi.
C cuộc cách khoa học – kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu to lớn.
D hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
- Câu 31 : Trong xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì?
A Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
C Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
D Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư, ứng dụng khoa học – kĩ thuật.
- Câu 32 : Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã thay đổi như thế nào?
A Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
B Chuyển từ “đánh chắc tiến chắc” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
C Chuyển từ “đánh du kích” sang “đánh vận động”.
D Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12