Mức độ 2: Thông hiểu (Có lời giải chi tiết) - Đề s...
- Câu 1 : Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khoá I là?
A Đánh dấu sự thất bại bước đầu của bọn đế quốc, phản động tay sai trong Âm mưu chống phá chính quyền cách mạng.
B Là một cuộc vận động chính trị rộng lớn, biểu dương khối đại đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm ủng hộ chế độ mới của nhân dân ta.
C Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho chính quyền cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên thế giới.
D Tạo điều kiện thuận lợi để đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp, thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
- Câu 2 : Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1 - 1946 là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt?
A Vì lúc đó nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn.
B Vì lúc đó Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính, một nửa nước đã có chiến tranh.
C Vì cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điếu kiện các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta.
D Vì Việt Nam đang gặp muôn vàn khó khăn về nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
- Câu 3 : Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 6/3/1946?
A "Hoà Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp”.
B "Hoà Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp”.
C "Hoà Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc”.
D "Hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc”.
- Câu 4 : Từ cuối 1953 đến đầu 1954, thực dân Pháp buộc phải phân tán lực lượng ra những vùng nào?
A Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang.
B Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Sầm Nưa.
C Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plâycu, Luôngphabang.
D Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luôngphabang.
- Câu 5 : Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho
A Điện Biên Phủ
B Hòa Bình
C Xê nô
D Plâyku
- Câu 6 : Khi Pháp thực hiện kế hoạch Na-va, Mĩ viện trợ lên đến 73% chi phí chíến tranh ở Đông Dương vì nhằm mục đích?
A Biến Đông Dương thành “sân sau”
B Độc chiếm Đông Dương.
C Kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh.
D Thể hiện sức mạnh quân sự.
- Câu 7 : Ý nào sau đây không phái ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?
A Có thêm thời gian hoà hoãn để củng cố chính quyền cách mạng.
B Mở ra một khả năng giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, tỏ rõ thiện chí hoà bình của dân tộc.
C Là hiệp ước đầu tiên Chính phủ cách mạng kí kết với đại diện nước khác, như thế mặc nhiên Chính phủ Pháp là nước đã công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D Buộc Pháp phải rút quân khởi Việt Nam trong thời gian 2 năm.
- Câu 8 : Những điểm chính trong bước 1 của kế hoạch Nava là
A Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Nam
B Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tiến công chiến lược ở miền Bắc
C Tiến công chiến lược ở 2 miền Nam - Bắc
D Phòng ngự chiến lược ở 2 miền
- Câu 9 : Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945-1954
A Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ của Pháp
B Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tạo điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội.
C Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
- Câu 10 : Ý nào sau đây không chứng minh Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?
A Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
B Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.
C Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.
D
Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trung tâm điểm của kế hoạch Nava.
- Câu 11 : Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám (1945) chính quyền cách mạng đã
A Giảm tô, giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân.
B Điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
C Kêu gọi không dùng gạo, ngô khoai, sắn để nấu rượu.
D Bãi bỏ thuế thân.
- Câu 12 : Chính sách nào do Chính phủ ban hành có thể thực hiện được ngay?
A Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày.
B Chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.
C Ra thông tư giảm tô.
D Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác
- Câu 13 : Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946?
A Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng đô nhiều kẻ thù một lúc.
B Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước.
C Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
D Hòa với Pháp là đường lối chiến lược từ trước cách mạng tháng Tám.
- Câu 14 : Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta đưa ra chủ trương trường kì kháng chiến?
A Tương quan lực lượng không có lợi cho ta, ta cần kháng chiến lâu dài để có thêm thời gian xây dụng, phát triển lực lượng.
B Kháng chiến trường kì chính là để bẻ gãy chiến thuật đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp, khoét sâu vào những khó khăn của kẻ địch.
C "Trường kì kháng chiến" là nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt Nam.
D Pháp đánh ta trên tất cả các mặt nên ta cần đánh Pháp lâu dài.
- Câu 15 : Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" từ khi nào?
A Từ sau chiến thắng Biên giới 1950.
B Từ sau khi chúng mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ.
C Sau thất bại của cuộc tiến công lên Việt Bắc thu đông 1947.
D Từ sau khi kiểm soát hoàn toàn các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
- Câu 16 : Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài", chứng tỏ
A Pháp đã mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương
B Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược.
D Pháp đã chuyển sang thế phòng thủ chiến lược trên toàn Đông Dương.
- Câu 17 : Trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất?
A Thành lập ngân hàng Quốc gia việt Nam (1951).
B Ban hành chinh sách về thuế nông nghiệp (1955).
C Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951).
D Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952).
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12