Đề thi HK2 môn Vật lý 11 năm học 2018-2019 trường...
- Câu 1 : Từ trường đều không có tính chất
A. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. các đường sức song song và cách đều nhau.
D. tác dụng lực từ lên các điện tích chuyển động trong nó.
- Câu 2 : Một vật đặt trước một thấu kính 40 cm cho một ảnh trước thấu kính 20 cm. Đây là
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm.
B. thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
C. thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm.
D. thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
- Câu 3 : Người ta chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n>1. Khi góc tới bằng 600 thì góc khúc xạ bằng 37,760. Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi chiếu tia sáng từ môi trường đó ra không khí?
A. igh = 490.
B. igh = 300.
C. igh = 450.
D. igh = 600.
- Câu 4 : Suất điện động tự cảm của ống dây tỉ lệ với
A. cường độ dòng điện chạy qua.
B. từ thông cực đại.
C. điện trở ống dây.
D. tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
- Câu 5 : Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc trước thấu kính phân kì tiêu cự 20cm một khoảng 60cm thì ảnh của vật nằm
A. trước kính 15 cm.
B. sau kính 15 cm.
C. sau kính 30 cm.
D. trước kính 30 cm.
- Câu 6 : Một ống dây dài 50cm, có 2000 vòng dây. Diện tích mặt cắt của ống dây là 25cm2. Giả thuyết từ trường trong ống dây là từ trường đều. Độ tự cảm của ống dây đó là
A. 0,02T.
B. 0,025H.
C. 0,01T.
D. 0,015H.
- Câu 7 : Một vật ở ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ bao giờ cũng cho ảnh
A. Cùng chiều với vật.
B. Ảo.
C. Nhỏ hơn vật.
D. Ngược chiều với vật.
- Câu 8 : Một đoạn dây dẫn dài 1,5m mang dòng điện 6A, đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 4T và tạo với dây dẫn góc 300. Dây dẫn chịu tác dụng của lực từ là
A. 180 N.
B. 0 N.
C. 1,8 N.
D. 18 N.
- Câu 9 : Một cái máng nước sâu 60 cm, rộng 80 cm có hai thành bên thẳng đứng. Đúng lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài đến đúng chân thành B đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 14 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là 4/3. Tính h?
A. h = 32 cm.
B. h= 40 cm.
C. h = 12 cm.
D. h = 24 cm.
- Câu 10 : Đường sức của 1 từ trường không có tính chất nào sau đây?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
C. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
D. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường.
- Câu 11 : Dòng điện Fu-cô xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên.
B. Lá nhôm nằm trong từ trường đều.
C. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ.
D. Khối thép chuyển động dọc theo các đường sức của từ trường đều.
- Câu 12 : Một khung dây phẳng có diện tích 20cm² gồm 100 vòng dây được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn bằng 2.10–4 (T). Cho từ trường giảm đều đặn đến 0 trong khoảng thời gian 0,01s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là
A. 4,0 mV.
B. 4,0 V.
C. 0,4 V.
D. 40 V.
- Câu 13 : Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Tăng dần góc tới i từ giá trị nhỏ nhất thì
A. góc lệch D tăng theo i.
B. góc lệch D giảm dần.
C. góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi giảm dần.
D. góc lệch D giảm tới một giá trị rồi tăng dần.
- Câu 14 : Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí:
A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i.
B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’.
C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.
D. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính.
- Câu 15 : Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25 (cm) phải đeo kính số 2. Khoảng thấy rõ nhắn nhất của người đó là:
A. 25 (cm).
B. 50 (cm).
C. 1 (m).
D. 2 (m).
- Câu 16 : Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kì coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25 (cm). Thấu kính đó là:
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25 (cm).
B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = 25 (cm).
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = - 25 (cm).
D. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 25 (cm).
- Câu 17 : Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
- Câu 18 : Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 10 (cm). ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
- Câu 19 : Từ thông qua mạch kín biến thiên theo thời gian \(= 0,04\left( {3 - 2t} \right)\) trong thời gian từ 1s đến 3s. Suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn
A. 0,16 V
B. 0,24 V
C. 0,08 V
D. 0,2 V
- Câu 20 : Một đoạn dây thẳng MN dài l = 6cm có dòng điện I = 2,5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc a hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là
A. 450
B. 300
C. 600
D. 900
- Câu 21 : Khi một tia sáng truyền từ môi trường trong suốt 1 sang môi trường trong suốt 2 thì tia khúc xạ
A. lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1.
B. lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang kém môi trường 1.
C. đi ra xa pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1.
D. luôn luôn lại gần pháp tuyến.
- Câu 22 : Khi chiếu một tia sáng qua lăng kính, tia ló khỏi lăng kính sẽ
A. luôn vông góc với tia tới,
B. bị lệch về phía đáy so với tia tới.
C. song song với tia tới.
D. không bị lệch so với tia tới.
- Câu 23 : Một prôtôn chuyển động theo quỹ đạo tròn có bán kính R= 5m trong một từ trường đều B = 10-2 T. Biết khối lượng mp = 1,672.10-27 kg, điện tích q = 1,6.10-19C; vận tốc của proton đó trên quỹ đạo là:
A. 7,48.107m/s.
B. 7,48.106m/s.
C. 4,78.106m/s.
D. 4,78.107m/s.
- Câu 24 : Một sợi dây đồng mỏng dài l uốn thành vòng tròn đặt vuông góc với từ trường đều có cảm ứng từ 0,02T. Độ lớn từ thông gởi qua diện tích vòng dây 4.10-4WB. Chiều dài sợi dây là
A. 0,5m
B. 1m
C. 2m
D. 1,5m
- Câu 25 : Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ, A nằm trên trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật nhỏ hơn vật.
B. ảnh thật lớn hơn vật.
C. ảnh ảo nhỏ hơn vật.
D. ảnh ảo lớn hơn vật.
- Câu 26 : Bộ phận của Mắt có tác dụng như một màn ảnh
A. Giác mạc.
B. Thủy dịch.
C. Thể thủy tinh.
D. Võng mạc.
- Câu 27 : Đặt một đoạn dây dẫn có dòng điện I chạy qua trong một từ trường đều. Điều nào sau đây sai?
A. Nếu dây dẫn song song với các đường sức từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn bằng 0.
B. Độ lớn của cảm ứng từ của từ trường tỉ lệ với chiều dài đoạn dây.
C. Lực từ tác dụng lên đoạn dây tỉ lệ với cường độ dòng điện trong dây dẫn.
D. Nếu dây dẫn vuông góc với các đường sức từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn có giá trị cực đại.
- Câu 28 : Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi:
A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây.
B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
C. M dịch chuyển theo một đường sức từ.
D. M dịch chuyển theo đường thẳng song song với dây.
- Câu 29 : Một vật AB đặt trước và cách thấu kính một khoảng 40 cm cho một ảnh trước thấu kính 20 cm. Đây là
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
B. thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40 cm.
C. thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20 cm.
D. thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm.
- Câu 30 : Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ +1dp sát mắt thì người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt
A. 50 cm.
B. 33,3 cm.
C. 100 cm.
D. 25 cm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp