40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Các ngành Giu...
- Câu 1 : Đặc điểm về lối sống của sán lá gan:
A. Sống dị dưỡng
B. Sống ký sinh
C. Sống dị dưỡng, sống ký sin
D. Sống tự dưỡng
- Câu 2 : Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với lối sống ký sinh:
A. Mắt phát triển
B. Giác bám phát triển
C. Lông bơi phát triển
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 3 : Hình thức di chuyển của sán lá gan:
A. Chun, dãn, phồng, dẹp cơ thể
B. Roi bơi
C. Lông bơi
D. Lộn đầu
- Câu 4 : Sán lá gan là cơ thể:
A. Phân tính
B. Vừa phân tính vừa lưỡng tính
C. Lưỡng tính
D. Cả a, b, c đều sai
- Câu 5 : Vật chủ trung gian của sán lá gan là:
A. Lợn
B. Gà, vịt
C. Ốc
D. Trâu, bò
- Câu 6 : Động vật không thuộc ngành giun dẹp :
A. Sán dây
B. Giun đũa
C. Sán lá máu
D. Sán bã trầu
- Câu 7 : Giun dẹp thường ký sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật :
A. Máu
B. Gan
C. Ruột non
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 8 : Đặc điểm giống nhau giữa sán lá máu, sán bã trầu, sán dây là:
A. Sống tự do
B. Sống ký sinh
C. Ấu trùng phát triển ngay trên cơ thể vật chủ
D. Cả a, b,c đều đúng
- Câu 9 : Đặc điểm của giun dẹp sống ký sinh:
A. Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển
B. Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian
C. Lông bơi và giác quan tiêu giảm
D. Cả a, b, c, đều đúng
- Câu 10 : Đặc điểm không phải của ngành giun dẹp:
A. Cơ thể dẹp
B. Cơ thể có đối xứng toả tròn
C. Cơ thể có đối xứng 2 bên
D. Cơ thể gồm: đầu, đuôi, lưng, bụng
- Câu 11 : Môi trường ký sinh của giun đũa ở người là:
A. Ruột non
B. Ruột già
C. Gan
D. Thận
- Câu 12 : Cơ thể giun đũa có lớp vỏ bảo vệ cấu tạo bằng chất:
A. Đá vôi
B. Kitin
C. Cuticun
D. Dịch nhờn
- Câu 13 : Thành cơ thể của giun đũa có 2 lớp là:
A. Lớp biểu bì và lớp cơ vòng
B. Lớp cơ dọc và lớp cơ vòng
C. Lớp biểu bì và lớp cơ dọc
D. Lớp cơ dọc và lớp cơ chéo
- Câu 14 : Hệ tiêu hoá của giun đũa tiến hoá hơn giun dẹp ở chỗ:
A. Cơ quan tiêu hoá hình túi
B. Có thêm ruột sau và hậu môn
C. Ruột phân nhiều nhánh
D. Có khoang cơ thể
- Câu 15 : Hình thức sinh sản của giun đũa là:
A. Sinh sản vô tính
B. Sinh sản hữu tính
C. Sinh sản mọc chồi
D. Sinh sản phân đôi
- Câu 16 : Trứng giun kim có thể xâm nhập vào cơ thể người qua:
A. Thức ăn
B. Nước uống
C. Tay bẩn
D. Cả a, b,c đều đúng
- Câu 17 : Ở người giun kim ký sinh trong:
A. Ruột già
B. Ruột non
C. Dạ dày
D. Gan
- Câu 18 : Đặc điểm của giun tròn là:
A. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu
B. Phần lớn có lối sống ký sinh
C. Cơ quan tiêu hoá hình ống
D. Cả a, b ,c đều đúng
- Câu 19 : Điểm giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp:
A. Cơ thể có đối xứng 2 bên
B. Không có lối sống ký sinh
C. Không có sinh sản hữu tính
D. Cả a, b, c đều sai
- Câu 20 : Giun tròn khác giun dẹp:
A. Cơ thể đa bào
B. Sống ký sinh
C. Có hậu môn
D. Ấu trùng phát triển qua nhiều vật chủ trung gian
- Câu 21 : Nơi sống phù hợp với giun đất là:
A. Trong nước
B. Nơi đất khô
C. Nơi đất ẩm
D. Trong nước và nơi đất khô
- Câu 22 : Giun đất thường chui lên mặt đất lúc:
A. Ban đêm
B. Sau các trận mưa lớn
C. Lúc nắng gắt
D. Câu a, b đều đúng
- Câu 23 : Bộ phận giúp giun đất điều chỉnh cơ thể khi di chuyển:
A. Đuôi
B. Thể xoang
C. Thành cơ
D. Lưng
- Câu 24 : Giun đất hô hấp bằng:
A. Da
B. Phổi
C. Ống khí
D. Phổi và ống khí
- Câu 25 : Hệ thần kinh cuả giun đất:
A. Thần kinh lưới
B. Thần kinh ống
C. Thần kinh chuỗi hạch
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 26 : Thức ăn của giun đất:
A. Mùn đất
B. Vụn hữu cơ
C. Động vật nhỏ
D. Vụn hữu cơ và mùn đất
- Câu 27 : So với giun dẹp và giun tròn thì giun đất có thêm hệ cơ quan:
A. Hệ tiêu hoá
B. Hệ tuần hoàn
C. Hệ hô hấp
D. Hệ thần kinh
- Câu 28 : Bộ phận nào của giun đất có vai trò như tim là:
A. Mạch vòng ở vòng hầu
B. Mạch lưng
C. Mạch bụng
D. Tất cả các bộ phận trên
- Câu 29 : Các bộ phận hình thành nên hệ thần kinh của giun đất:
A. Lưới thần kinh và dây thần kinh
B. Dây thần kinh và hạch thần kinh
C. Tế bào thần kinh và lưới thần kinh
D. Dây thần kinh và tế bào thần kinh
- Câu 30 : Quá trình sinh sản của giun đất:
A. Hữu tính và ghép đôi
B. Trứng được thụ tinh trong kén
C. Phát triển thành giun non trong kén
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 31 : Động vật được xếp cùng ngành với giun đất:
A. Rươi
B. Giun đỏ
C. Đỉa
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 32 : Người ta thường dùng động vật nào để nuôi cá cảnh:
A. Giun đỏ
B. Rươi
C. Đỉa
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 33 : Động vật sống thành búi thường gặp ở cống rãnh nước là:
A. Giun đất
B. Đỉa
C. Giun đỏ
D. Rươi
- Câu 34 : Động vật thường bám vào người và động vật để hút máu:
A. Rươi
B. Đỉa
C. Giun đỏ
D. Giun đất
- Câu 35 : Động vật có chi bên phát triển:
A. Đỉa
B. Giun đỏ
C. Giun kim
D. Rươi
- Câu 36 : Con rươi sống trong môi trường:
A. Nước lợ
B. Nước ngọt
C. Ao, hồ
D. Sông, suối
- Câu 37 : Điểm không phải của giun đốt:
A. Có lối sống cố định, không di chuyển
B. Cơ thể phân đốt
C. Đối xứng hai bên
D. Cơ thể có thể xoang
- Câu 38 : Động vật ngành giun đốt hô hấp bằng:
A. Da
B. Mang
C. Da hoặc mang
D. Phổi
- Câu 39 : Hình thức di chuyển của giun đốt nhờ:
A. Chi bên
B. Vành tơ
C. Hệ cơ của thành cơ thể
D. Cả a,b, c đều đúng
- Câu 40 : Đặc điểm chung của ngành giun đốt:
A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang
B. Có đầy đủ các hệ cơ quan trong cơ thể
C. Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ
D. Cả a, b, c đều đúng
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét