40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Ngành Chân kh...
- Câu 1 : Cơ thể tôm gồm:
A. 2 phần : đầu và bụng
B. 2 phần : đầu - ngực và bụng
C. 3 phần : đầu, thân, đuôi
D. 4 phần : đầu, ngực, bụng, đuôi
- Câu 2 : Các hình thức di chuyển của tôm sông :
A. Bơi
B. Bò
C. Nhảy giật lùi
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 3 : Tác dụng các đôi chân bụng của tôm:
A. Bơi
B. Ôm trứng
C. Giữ thăng bằng
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 4 : Cách định hướng và phát hiện mồi của tôm nhờ:
A. 2 mắt kép
B. 2 đôi râu
C. Các chân hàm
D. Cả a, b đều đúng
- Câu 5 : Tôm hô hấp bằng:
A. Phổi
B. Mang
C. Các ống khí
D. Phổi và các ống khí
- Câu 6 : Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày:
A. Chập tối
B. Đêm khuya về sáng
C. Ban ngày
D. Cả ngày lẫn đêm
- Câu 7 : Vỏ bọc cơ thể của tôm cấu tạo bằng chất:
A. Ki tin
B. Đá vôi
C. Ki tin có tẩm canxi
D. Cu ti cun
- Câu 8 : Thức ăn của tôm là:
A. Động vật và thực vật thuỷ sinh nhỏ
B. Xác thực vật
C. Xác động vật
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 9 : Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở:
A. Gốc râu
B. Khoang miệng
C. Bụng
D. Đuôi
- Câu 10 : Hệ thần kinh của tôm gồm:
A. Hạch não và vòng thần kinh hầu
B. Chuỗi hạch thần kinh ngực
C. Chuỗi hạch thần kinh bụng
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 11 : Loài giáp xác không sống ở biển:
A. Tôm càng xanh
B. Cua nhện
C. Tôm ở nhờ
D. Tất cả đều sai
- Câu 12 : Loài rận nước sống ở:
A. Trên mặt biển
B. Dưới đáy biển
C. Trong ao, hồ
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 13 : Loài giáp xác có kích thước lớn:
A. Cua nhện
B. Rận nước
C. Chân kiếm sống tự do
D. Chân kiếm sống ký sinh
- Câu 14 : Loài giáp xác nào có lợi:
A. Rận nước
B. Sun
C. Chân kiếm ký sinh
D. Mọt ẩm
- Câu 15 : Loài giáp xác nào sống cộng sinh với hải quỳ:
A. Tôm ở nhờ
B. Chân kiếm ký sinh
C. Tôm hùm
D. Cua đồng
- Câu 16 : Bộ phận làm nhiệm vụ bắt giữ mồi của nhện là:
A. Đôi chân xúc giác
B. Đôi kìm
C. Các chân bò
D. Miệng
- Câu 17 : Mặt dưới phần bụng của nhện có:
A. Lỗ sinh dục
B. Đôi lỗ thở
C. Tuyến tơ
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 18 : Loài động vật sống ký sinh trên da người:
A. Bò cạp
B. Cái ghẻ
C. Ve bò
D. Nhện
- Câu 19 : Nhện bắt mồi theo kiểu:
A. Săn tìm
B. Chăng tơ
C. Đuổi bắt
D. Tất cả đều sai
- Câu 20 : Vai trò của động vật hình nhện là:
A. Đều gây hại cho người
B. Đều có lợi cho người
C. Phần lớn có lợi cho người
D. Phần lớn có hại cho người
- Câu 21 : Châu chấu di chuyển bằng:
A. Chân trước
B. Chân sau
C. Cánh
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 22 : Mắt của châu chấu là:
A. Mắt kép
B. Mắt đơn
C. Mắt kép và mắt đơn
D. Không có mắt
- Câu 23 : Hô hấp của châu chấu bằng:
A. Mang
B. Hệ thống ống khí
C. Phổi
D. Phổi và hệ thống ống khí
- Câu 24 : Hệ tuần hoàn của châu chấu:
A. Tim hình ống
B. Hệ mạch hở
C. Tim 2 ngăn
D. Cả a, b đều đúng
- Câu 25 : Cơ thể châu chấu chia làm:
A. 2 phần: Đầu, thân
B. 3 phần: Đầu, ngực, bụng
C. 4 phần : Đầu, ngực, bụng, đuôi
D. 5 phần: Đầu, ngực, bụng, đuôi, cánh
- Câu 26 : Số loài sâu bọ được phát hiện:
A. 20000 loài
B. 100000 loài
C. 500000 loài
D. Khoảng gần 1 triệu loài
- Câu 27 : Điều không đúng khi nói về sâu bọ:
A. Chân không có khớp
B. Cơ thể đối xứng 2 bên
C. Cơ thể gồm 3 phần : Đầu, ngực, bụng
D. Đầu có 1 đôi râu
- Câu 28 : Được xếp vào lớp sâu bọ cùng với châu chấu là:
A. Ong mật
B. Ve sầu
C. Bọ xít
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 29 : Loài sâu bọ nào có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở thực vật nhiều nhất:
A. Ruồi
B. Muỗi
C. Ong
D. Bọ ngựa
- Câu 30 : Tác hại giống nhau của ruồi và muỗi:
A. Phá hại cây trồng và mùa màng
B. Truyền bệnh nguy hiểm cho người
C. Ăn các loài sâu bọ khác
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 31 : Hai loài sâu bọ sử dụng thức ăn như nhau:
A. Bọ ngựa và ong mật
B. Ong mật và mối
C. Mối và mọt ăn gỗ
D. Ruồi và mọt ăn gỗ
- Câu 32 : Loài sâu bọ sống nơi thiếu ánh sáng: .
A. Ong mật
B. Bọ ngựa
C. Chuồn chuồn
D. Muỗi
- Câu 33 : Loài sâu bọ sống làm tổ trong đất:
A. Mối
B. Ve sầu
C. Bọ ngựa
D. Rầy nâu
- Câu 34 : Sự phát triển và tăng trưởng của chuồn chuồn qua:
A. Biến thái hoàn toàn
B. Biến thái không hoàn toàn
C. Không qua biến thái
D. Cả a, b, c đều sai
- Câu 35 : Điểm giống nhau giữa động vật ngành chân khớp với động vật ngành giun đốt:
A. Cơ thể phân đốt
B. Không có xương sống
C. Đối xứng 2 bên
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 36 : Điều không đúng khi nói về động vật chân khớp:
A. Cơ thể không có vỏ ki tin
B. Sống ở nhiều môi trường khác nhau
C. Ấu trùng phải trải qua biến thái để trưởng thành
D. Có hệ thần kinh chuỗi hạch
- Câu 37 : Lợi ích chung của sâu bọ và nhện :
A. Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn
B. Tham gia tiêu diệt các sâu bọ gây hại
C. Giúp thụ phấn cho thực vật
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 38 : Đặc điểm của tôm sông khác với nhện nhà:
A. Cơ thể chia đốt
B. Sống ở nước
C. Đối xứng 2 bên
D. Cơ thể có 2 phần : Đầu - ngực và bụng
- Câu 39 : Đặc điểm của châu chấu khác nhện:
A. Cơ thể chia 3 phần : Đầu, ngực, bụng
B. Cơ thể phân đốt
C. Phần phụ phân đốt
D. Sống ở cạn
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét