Miền Nam đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đ...
- Câu 1 : Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
B. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.
C. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.
D. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
- Câu 2 : Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
B. Quân viễn chinh Mĩ
C. Quân đồng minh Mĩ
D. Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ
- Câu 3 : Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
A. Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm
B. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
C. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng
D. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng
- Câu 4 : Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
B. Cố vấn Mĩ
C. Phương tiện chiến tranh của Mĩ
D. Ấp chiến lược
- Câu 5 : Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được triển khai thông qua những kế hoạch nào?
A. Xtalây- Taylo
B. Giôn xơn- Mác Namara
C. Xtalây- Taylo và Giônxơn- Mác Namara
D. Bên miệng hố chiến tranh
- Câu 6 : “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
A. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo càn quét
B. Phá ấp chiến lược
C. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên
D. Cuộc đấu tranh chống
- Câu 7 : Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
A. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam
B. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ
D. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch
- Câu 8 : Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
B. Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
- Câu 9 : Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ
B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
C. Nội chiến giữa hai miền Nam
D. Chiến tranh giới hạn
- Câu 10 : Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ấp Bắc (1963) một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam?
A. Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt"
B. Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp
C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc
D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
- Câu 11 : Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
A. Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận
B. Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình
C. Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn
D. Do áp lực từ dư luận quốc tế
- Câu 12 : Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
B. Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu
C. Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu
D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu
- Câu 13 : Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
A. Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963)
B. Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963)
C. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963)
D. Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963)
- Câu 14 : Đâu là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?
A. Đội quân áo dài
B. Đội quân áo bà ba
C. Đội quân tóc dài
D. Đội quân du kích
- Câu 15 : Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là
A. Đối tượng tiêu diệt
B. Lực lượng quân đội nòng cốt
C. Phương pháp chiến tranh
D. Kết quả
- Câu 16 : Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?
A. “Cam kết và mở rộng”.
B. “Bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Ngăn đe thực tế”.
D. “Phản ứng linh hoạt”
- Câu 17 : “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?
A. Phản ứng linh hoạt.
B. Ngăn đe thực tế.
C. Bên miệng hố chiến tranh.
D. Chính sách thực lực.
- Câu 18 : Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã
A. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
B. Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam.
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. Sử dụng chiến thuật “tìm diệt” và “bình định”.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12