40 câu hỏi trắc nghiệm về Các loại quang phổ, các...
- Câu 1 : Chọn phương án SAI.
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tác dụng nối bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại được ứng dụng chu yếu để sấy khô và sưởi ấm, chụp anh trong đêm
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.
- Câu 2 : Chọn phương án SAI. Tia hồng ngoại
A. tác dụng lên một loại kính ảnh.
B. dùng để sấy khô và sưởi ấm.
C. dùng để chữa bệnh còi xương.
D. có liên quan đến hiệu ứng nhà kính.
- Câu 3 : Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của tia tử ngoại:
A. Tác dụng mạnh lên kính ảnh
B. Làm ion hóa không khí
C. Trong suốt đối với thủy tinh, nước
D. Làm phát quang một số chất
- Câu 4 : Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng lên kính ảnh thích họp
C. Gây ra hiệu ứng quang điện trong
D. Mắt người nhìn thấy được
- Câu 5 : Nguồn sáng nào sau đây không phát tia tử ngoại
A. hồ quang điện.
B. đèn thuỷ ngân,
C. đèn hơi natri.
D. vật nung trên 3000°C.
- Câu 6 : Chọn phương án sai khi nói về tia tử ngoại.
A. Khả năng gây phát quang được ứng dụng để tìm vết nứt, vết xước trong kỹ thuật chế tạo máy.
B. Tác dụng sinh học được ứng dụng đé chữa bệnh còi xương, diệt vi khuẩn...
C. Dùng làm tác nhân ion hoá, kích thích sự phát quang, để gây ra hiện tượng quang điện.
D. Dùng tử ngoại để chữa bệnh mù màu.
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây đúng với tia tử ngoại?
A. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy.
B. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
C. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ do các vật có khối lượng riêng lớn phát ra.
D. Tia tử ngoại là sóng êlectron.
- Câu 8 : Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại với tia tử ngoại?
A. Cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại và tia từ ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là sai? Tia tử ngoại
A. có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.
B. có tác dụng sinh học: diệt khuẩn, hủy diệt tế bào.
C. tác dụng lên kính ảnh.
D. làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại là sai?
A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất khí.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4. 1014 Hz.
- Câu 11 : Chiếu một chùm bức xạ vào một tấm thạch anh theo phương vuông góc thì chùm ló có cường độ gần bằng chùm tới. Chùm bức xạ đó thuộc vùng:
A. hồng ngoại gần.
B. sóng vô tuyến.
C. tử ngoại gần.
D. hồng ngoại xa.
- Câu 12 : Trong thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại dụng cụ nào được sử dụng:
A. quang trở.
B. tế bào quang điện
C. pin nhiệt điện.
D. pin quang điện.
- Câu 13 : Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng nào trong các khoảng sau đây?
A. Từ 10−12 m đến 10−9 m.
B. Từ 10−9 m đến 4.10−7 m.
C. Từ 4.10−7 m đến 7,5.10−7 m.
D. Từ 7,6.10−7 m đến 10−3 m.
- Câu 14 : Thân thể con người ở nhiệt độ 37°C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau?
A. Tia X.
B. Bức xạ nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại.
D. Tia tử ngoại.
- Câu 15 : Một bức xạ hồng ngoại có bước sóng 6.10−3 mm, so với bức xạ tử ngoại bước sóng 125 nm, thì có tần số nhỏ hơn
A. 50 lần
B. 48 lần
C. 44 lần
D. 40 lần
- Câu 16 : Tia X có bước sóng 0,25 nm, so với tia tử ngoại bước sóng 0,3 µm, thì có tần số cao gấp
A. 120 lần
B. 12.103 lần
C. 12 lần
D. 1200 lần
- Câu 17 : Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10−9 m đến 3.10−7 m là
A. ánh sáng nhìn thấy
B. tia tử ngoại
C. tia hồng ngoại
D. tia Rơnghen
- Câu 18 : Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. ánh sáng nhìn thấy.
B. tia tử ngoại.
C. tia Roughen.
D. tia hồng ngoại.
- Câu 19 : Khi nói về tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy, phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất.
B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có thể gây ra hiện tượng quang điện.
C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có tác dụng lên kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy không bị lệch hướng trong điện trường, còn tia X bị lệch hướng trong điện trường.
- Câu 20 : Tính chất nào sau đây không phải là của tia Rơnghen
A. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
B. có tác dụng làm phát quang một số chất
C. bị lệch hướng trong điện trường.
D. có tác dụng sinh lý như huỷ diệt tế bào.
- Câu 21 : Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen.
A. Trong ống Rơnghen người ta nối anốt và catốt vào hiệu điện thế một chiều khoảng vài nghìn vôn.
B. Các ion dương đó được tăng tốc mạnh, bay tới đập vào catốt làm từ đó bật ra các electron.
C. Các electron được tăng tốc mạnh và đập vào đối âm cực, làm phát ra tia Roughen.
D. Tia Rơnghen có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
- Câu 22 : Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia X với tia tử ngoại?
A. Tia X có bước sóng dài hơn so với tia tử ngoại.
B. Cùng bản chất là sóng điện từ.
C. Có khả năng gây phát quang cho một số chất.
D. Đều có tác dụng lên kính ảnh.
- Câu 23 : Thuyết điện từ về ánh sáng
A. nêu lên mối quan hệ giữa các tính chất điện từ và quang học của môi trường truyền ánh sáng.
B. đề cập tới bản chất điện từ của sáng.
C. đề cập đên lưỡng tính chất sóng−hật của ánh sáng.
D. giải thích hiện tượng giải phóng electron khi chiếu ánh sáng vào kim loại và bán dẫn.
- Câu 24 : Bức xạ điện từ có
A. bước sóng càng ngắn thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.
B. bước sóng càng dài thì khá năng đâm xuyên càng yếu.
C. tần số càng nhỏ thì càng dễ làm phát quang các chất.
D. tần số càng lớn thì khá năng ion hóa càng yếu.
- Câu 25 : Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10−9m đến 4.10−7m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây?
A. Tia X.
B. Tia hồng ngoại,
C. Tia tử ngoại.
D. ánh sáng nhìn thấy.
- Câu 26 : Nói chung các bức xạ có bước sóng dài
A. có tính đâm xuyên càng mạnh.
B. dễ gây ra hiện tượng giao thoa,
C. dễ làm phát quang các chất.
D. dễ làm iôn hóa không khí.
- Câu 27 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia X?
A. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 500°C.
C. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
D. Tia X được phát ra từ đèn điện.
- Câu 28 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và tác dụng của tia X?
A. Tia X có khả năng xuyên.
B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm phát quang một số chất
C. Tia X không có khả năng ion hóa không khí.
D. Tia X có tác dụng sinh lí.
- Câu 29 : Khi nói về tia Rơnghen điều nào sau đây không đúng?
A. có bản chất giống với tia hồng ngoại.
B. có khả năng xuyên qua tấm chì dày cỡ mm.
C. không phải là sóng điện từ.
D. có năng lượng lớn hơn tia tử ngoại.
- Câu 30 : Phát biểu nào sau đây không đúng. Tia Rơnghen
A. có cùng bản chất với tia hồng ngoại.
B. có khả năng xuyên qua một tấm nhôm dày cỡ cm.
C. có năng lượng lớn hơn tia tử ngoại.
D. không có các tính chất giao thoa nhiễu xạ.
- Câu 31 : Chọn phương án sai. Các bức xạ có bước sóng càng ngắn
A. có tính đâm xuyên càng mạnh.
B. dễ gây ra hiện tượng giao thoa,
C. dễ làm phát quang các chất.
D. dễ lảm ion hóa không khí.
- Câu 32 : Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng trông thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
A. Khi bước sóng khác nhau nên tính chất của các tia sẽ rất khác nhau.
B. Các tia có bước sóng càng ngắn có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh.
C. Đối với các tia có bước sóng càng dài, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chủng.
D. Giữa các vùng tia có ranh giới rõ rệt
- Câu 33 : Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen?
A. Có khả năng làm iôn hoá.
B. Dễ dàng đi xuyên qua lóp chì dày vài cm.
C. Có khả năng đâm xuyên mạnh.
D. Dùng để dò các lỗ hổng khuyết tật trong sản phẩm đúc.
- Câu 34 : Tính chất nào sau đây không phải là của tia Rơnghen?
A. Hủy diệt tế bào. Làm phát quang các chất.
B. Gây ra hiện tượng quang điện
C. Làm ion hóa chất khí.
D. kích thích xương tăng trưởng.
- Câu 35 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục? Dùng đế xác định
A. thành phần cấu tạo của các vật phát sáng.
B. nhiệt độ của các vật phát sáng
C. bước sóng của ánh sáng.
D. phàn bố cường độ ánh sáng theo bước sóng
- Câu 36 : Quang phổ vạch hấp thụ
A. là hệ thống các vạch tối nằm trên nền một quang phổ liên tục
B. là hệ thống các vạch tối nằm trên nền quang phổ vạch phát xạ
C. là hệ thống các vạch tối trên nền sáng trắng
D. do nguyên tử bức xạ ra
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất