30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Động vật và c...
- Câu 1 : Hiện tượng chui rúc vào sâu trong cát của nhiều loài bò sát ở môi trường hoang mạc đới nóng có ý nghĩa:
A. Chống lạnh
B. Tìm thức ăn
C. Chống nóng
D. Tìm nguồn nước
- Câu 2 : Yếu tố có tác dụng làm cho đa dạng sinh học suy giảm là:
A. Chặt phá rừng bừa bãi
B. Ô nhiễm môi trường
C. Sự bùng nổ dân số
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 3 : Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn là do:
A. Có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định
B. Sự thích nghi của động vật phong phú và đa dạng
C. Sự phong phú của môi trường về điều kiện sống và nguồn sống
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 4 : Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì:
A. Động vật ngủ đông dài
B. Sinh sản ít
C. Khí hậu rất khắc nghiệt
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 5 : Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học:
A. Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
B. Thuần hoá, lai tạo giống tăng độ đa dạng sinh học và đa dạng về loài
C. Xây dựng các khu bảo tồn động vật
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 6 : Biện pháp nào dưới đây không phải là đấu tranh sinh học:
A. Dùng mèo bắt chuột trên đồng ruộng
B. Dùng thuốc trừ sâu hại lúa
C. Dùng gia cầm tiêu diệt sâu gây hại
D. Con người bắt và tiêu diệt ốc bươu vàng
- Câu 7 : Biện pháp của đấu tranh sinh học là:
A. Sự dụng thiên địch của sâu bọ gây hại
B. Gây vô sinh cho sâu bọ gây hại
C. Gây bệnh truyền nhiễm cho sâu bọ gây hại
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 8 : Có thể tiêu diệt sâu xám hại ngô bằng cách cho 1 loài sâu bọ thiên địch đẻ trứng lên trứng của sâu xám. Loài thiên địch đó là:
A. Ong mật
B. Ruồi
C. Ong mắt đỏ
D. Rầy nâu
- Câu 9 : Ưu điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học so với các phương pháp hoá học là:
A. Không gây ô nhiễm môi trường
B. Không gây ô nhiễm rau, quả và các sản phẩm nông nghiệp
C. Không gây hại sức khoẻ con người
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 10 : Nhược điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học so với các phương pháp hoá học là:
A. Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định
B. Không diệt triệt để sinh vật gây hại
C. Làm mất cân bằng trong quần xã
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 11 : Nhóm động vật nào sau đây có giá trị văn hoá?
A. Trâu, cá cảnh, chó
B. Chim cảnh, cá cảnh, chó
C. Lợn, trâu , cá cảnh, dê
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 12 : Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là gì?
A. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu
B. Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp
C. Có giá trị trong hoạt động du lịch
D. Cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp
- Câu 13 : Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học?
A. Nạn phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi
B. Sự săn bắn buôn bán động vật hoang dại
C. Thiên tai
D. Tất cả các ý trên
- Câu 14 : Động vật đới nóng thường có tập tính như thế nào?
A. Khả năng đi xa, khả năng nhịn khát
B. Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ
C. Ngủ trong mùa đông
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 15 : Đặc điểm cấu tạo nào giúp động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?
A. Chân dài
B. Chân cao, móng rộng đệm thịt dày
C. Chân dài chân cao, móng rộng đệm thịt dày
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 16 : Đặc điểm cấu tạo nào giúp động vật thích nghi với môi trường đới lạnh?
A. Bộ lông dày
B. Lớp mỡ dưới da dày
C. Thân hình to khoẻ
D. Bộ lông dày lớp mỡ dưới da dày
- Câu 17 : Động vật đới lạnh có tập tính gì?
A. Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét
B. Di chuyển bằng cách quăng thân
C. Có khả năng nhịn khát
D. Bàn chân dài: 3 ngón trước, 1 ngón sau đều có vuốt
- Câu 18 : Động vật đới lạnh thông thường có màu sắc như thế nào?
A. Màu lông nhạt giống màu cát
B. Màu trắng (Mùa đông)
C. Màu vàng
D. Màu đen
- Câu 19 : Đa dạng sinh học ĐV ở môi trường nhiệt đới thể hiện như thế nào?
A. Số lượng loài nhiều
B. Số lượng loài ít
C. Số lượng loài rất ít
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 20 : Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
A. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại
B. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng không gây ô nhiễm môi trường
C. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 21 : Nước ta đã áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học nào?
A. Dùng thuốc trừ sâu
B. Dùng thuốc vi sinh và nuôi thả ong mắt đỏ
C. Nhập nội sâu bọ có ích từ nước ngoài
D. Cấm săn bắt các loài ếch, nhái, rắn và chim
- Câu 22 : Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp nào dưới đây?
A. Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt những loài sinh vật có hại
B. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại
C. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 23 : Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
A. Nhiều loài thiên địch được di nhập, do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém
B. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng
C. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển
D. Tất cả đều đúng
- Câu 24 : Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
A. Số lượng loài trong quần thể
B. Số lượng cá thể trong quần xã
C. Số lượng loài
D. Số lượng cá thể trong một loài
- Câu 25 : Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?
A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể
B. Dự trữ năng lượng chống rét
C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển
D. Cả A và B đều đúng
- Câu 26 : Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?
A. Thường hoạt động vào ban đêm
B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông
C. Móng rộng, đệm thịt dày
D. Chân cao, dài
- Câu 27 : Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?
A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng
B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt
C. Giúp lẩn tránh kẻ thù
D. Tránh mất nước cho cơ thể
- Câu 28 : Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước?
A. Thường săn mồi vào ban đêm
B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá
C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn
D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét