Đề lý thuyết số 05 ( có video chữa)
- Câu 1 : Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi:
A Vận tốc.
B Tần số.
C Bước sóng.
D Năng lượng.
- Câu 2 : Chọn phát biểu đúng? Sóng dọc:
A Chỉ truyền được trong chất rắn.
B Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí.
C Truyền trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.
D Không truyền được trong chất rắn.
- Câu 3 : Sóng dọc là sóng:
A có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn hướng theo phương thẳng đứng.
B có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng.
C có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
D Có phương dao động theo phương dọc
- Câu 4 : Chọn phát biểu đúng khi nói về sóng cơ học:
A Sóng cơ học là quá trình lan truyền trong không gian của các phần tử vật chất.
B Sóng cơ học là quá trình lan truyền dao động theo thời gian.
C Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian
D Sóng cơ học là sự lan truyền của biên độ theo thời gian trong môi trường vật chất đàn hồi
- Câu 5 : Sóng ngang là sóng có phương dao động..
A trùng với phương truyền sóng.
B nằm ngang.
C vuông góc với phương truyền sóng.
D thẳng đứng.
- Câu 6 : Sóng dọc là sóng có phương dao động
A thẳng đứng.
B nằm ngang.
C vuông góc với phương truyền sóng.
D trùng với phương truyền sóng.
- Câu 7 : Sóng cơ học truyền được trong các môi trường:
A Rắn và lỏng.
B Lỏng và khí.
C Rắn, lỏng và khí.
D Khí và rắn.
- Câu 8 : Vận tốc truyền sóng cơ học giảm dần trong các môi trường:
A Rắn, khí và lỏng.
B Khí, lỏng và rắn
C Rắn, lỏng và khí.
D Lỏng, khí và rắn.
- Câu 9 : Vận tốc truyền sóng cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
A Tần số sóng.
B Bản chất của môi trường truyền sóng.
C Biên độ của sóng.
D Bước sóng.
- Câu 10 : Quá trình truyền sóng là quá trình truyền:
A pha dao động.
B năng lượng.
C phần tử vật chất.
D Pha dao động và năng lượng
- Câu 11 : Điều nào sau đây đúng khi nói về bước sóng.
A Bước sóng là quãng đường mà sóng trưyền được trong nửa chu kì.
B Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao dộng cùng pha nhau trên phương truyền sóng.
C Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha.
D Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao dộng ngược pha nhau trên phương truyền sóng.
- Câu 12 : Điều nào sau là đúng khi nói về năng lượng sóng
A Trong khi truyền sóng thì năng lượng không được truyền đi.
B Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
C Khi truyền sóng năng lượng của sóng giảm tỉ lệ với bình phương biên độ.
D Khi truyền sóng năng lượng sóng tăng tỉ lệ với bình phương biên độ.
- Câu 13 : Chọn phát biểu sai. Quá trình lan truyền của sóng cơ học:
A Là quá trình truyền năng lượng
B Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
C Là quá trình lan truyền của pha dao động.
D Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.
- Câu 14 : Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn đến sẽ:
A Tăng tỉ lệ với quãng đường truyền sóng.
B Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng.
C Tăng tỉ lệ với bình phương của quãng đường truyền sóng.
D Luôn không đổi khi môi trường truyền là một đường thẳng.
- Câu 15 : Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào:
A Vận tốc truyền sóng và bước sóng.
B Phương truyền sóng và tần số sóng.
C Phương dao động và phương truyền sóng.
D Phương dao động và tốc độ truyền sóng.
- Câu 16 : Vận tốc truyền sóng cơ tăng dần khi truyền lần lượt qua các môi trường.
A Rắn, khí và lỏng.
B Khí, rắn và lỏng.
C Khí, lỏng và rắn.
D Rắn, lỏng và khí.
- Câu 17 : Vận tốc truyền sóng cơ học trong một môi trường:
A Phụ thuộc vào bản chất của môi trường và chu kì sóng.
B Phụ thuộc vào bản chất của môi trường và năng lượng sóng.
C Chỉ phụ thuộc vào bản chất của môi trường như mật độ vật chất, độ đàn hồi của môi trường.
D Phụ thuộc vào bản chất của môi trường và cường độ sóng.
- Câu 18 : Sóng ngang là sóng:
A Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường, luôn hướng theo phương nằm ngang.
B Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng.
C Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
D Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương vận tốc
- Câu 19 : Chọn câu trả lời SAI
A Sóng cơ học là những dao động truyền theo thời gian và trong không gian.
B Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất.
C Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì là T.
D Sóng cơ học không truyền được trong chân không
- Câu 20 : Công thức liên hệ vận tốc truyền sóng v, bước sóng λ, chu kì sóng T và tần số sóng f là:
A λ = v/ f = vT
B λ.T =v. f
C λ = v/T = v.f
D v =λ.T = λ /f
- Câu 21 : Để tăng độ cao của âm thanh do một dây đàn phát ra ta phải:
A Kéo căng dây đàn hơn.
B Làm trùng dây đàn hơn.
C Gảy đàn mạnh hơn.
D Gảy đàn nhẹ hơn.
- Câu 22 : Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do:
A Khác nhau về tần số.
B Độ cao và độ to khác nhau.
C Tần số, biên độ của các hoạ âm khác nhau
D Có số lượng và cường độ của các hoạ âm ≠ nhau.
- Câu 23 : Âm thanh do hai nhạc cụ phát ra chắc chắn khác nhau về:
A Độ cao.
B Độ to.
C Âm sắc.
D Tần số
- Câu 24 : Âm thanh do người hay một nhạc cụ phát ra có đồ thị được biểu diễn theo thời gian có dạng:
A Đường hình sin.
B Biến thiên tuần hoàn.
C Đường hyperbol.
D Đường thẳng.
- Câu 25 : Sự phân biệt âm thanh với hạ âm và siêu âm dựa trên
A bản chất vật lí của chúng khác nhau.
B bước sóng và biên độ dao động của chúng
C khả năng cảm thụ sóng cơ của tai người.
D một lí do khác.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất