Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng (C...
- Câu 1 : Lý luận nào sau đây được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
A. Lý luận Mác- Lênin
B. Lý luận đấu tranh giai cấp
C. Lý luận giải phóng dân tộc
D. Lý luận cách mạng vô sản
- Câu 2 : Bộ phận chủ yếu tham gia các lớp đào tạo cán bộ cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu từ cuối năm 1924 đến năm 1927 là
A. Công nhân
B. Nông dân
C. Tiểu tư sản
D. Thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước
- Câu 3 : Sau khi tham gia các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu Trung Quốc (1924 - 1927) phần lớn học viên đã
A. Sang Pháp hoạt động trong phong trào công nhân.
B. Tiếp tục học tập tại trường quân sự Hoàng Phố.
C. Bí mật về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc.
D. Đến Liên Xô học tập tại trường Đại học Phương Đông.
- Câu 4 : Cơ sở hạt nhân đầu tiên của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là
A. Nam đồng thư xã
B. Cường học thư xã
C. Quan hải tùng thư
D. Hội Phục Việt
- Câu 5 : Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu” trên cơ sở lấy lực lượng nào làm chỗ dựa?
A. Công nhân, địa chủ và tư sản dân tộc
B. Nông dân, công nhân và tiểu tư sản
C. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp
D. Tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc
- Câu 6 : Tại sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập ngay một Đảng cộng sản mà lại thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Do những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi
B. Do chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam
C. Do phong trào yêu nước vẫn nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản
D. Do phong trào công nhân vẫn dừng ở trình độ tự phát
- Câu 7 : Góp phần thực hiện việc kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ý nghĩa của
A. Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá
B. Phong trào đòi tự do dân chủ của tiểu tư sản
C. Phong trào vô sản hóa
D. Phong trào công nhân
- Câu 8 : Phong trào “Vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động có tác động như thế nào đến phong trào công nhân?
A. Bổ sung lực lượng cho giai cấp công nhân
B. Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân
C. Đưa phong trào công nhân trở thành phong trào tự giác
D. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, trở thành nòng cốt của phong trào yêu
- Câu 9 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn tới sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng năm 1927?
A. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
B. Do ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân
C. Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
D. Do sự lớn mạnh của giai cấp tư sản
- Câu 10 : Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là một chính đảng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc ám sát trùm mộ phu người Pháp (1929)
B. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)
C. Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929)
D. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập
- Câu 11 : Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là
A. Bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh, giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản.
C. Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản.
D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.
- Câu 12 : Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam (1919 - 1930) là:
A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản
B. Sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác
C. Sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
D. Sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Câu 13 : Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926 là
A. Lực lượng tham gia
B. Tính cách mạng
C. Tổ chức chính trị
D. Kết quả
- Câu 14 : Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam?
A. Do thực dân Pháp còn mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại.
B. Do hạn chế về tổ chức lãnh đạo và đường lối đấu tranh
C. Do những hạn chế của con đường cách mạng tư sản
D. Do những hạn chế về cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam
- Câu 15 : Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) là do
A. bị động, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
B. Pháp tiến hành khủng bố, đàn áp dã man
C. không có mục tiêu rõ ràng.
D. lực lượng binh lính nhanh chóng đầu hàng
- Câu 16 : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng có điểm gì giống nhau?
A. Đều là các tổ chức yêu nước cách mạng.
B. Đều là các tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Đều là các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.
D. Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản.
- Câu 17 : Nguyên nhân chung dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng và thất bại của Việt nam quốc dân Đảng là
A. Sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ theo khuynh hướng vô sản
B. Sự du nhập và ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác- Lênin
C. Hành động khủng bố của thực dân Pháp
D. Sự chuyển biến của tình hình thế giới
- Câu 18 : Ba tư tưởng sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tác phẩm nào?
A. Con rồng tre
B. Bản án chế độ thực dân Pháp
C. Đường kách mệnh
D. Vi hành
- Câu 19 : Tác phẩm đầu tiên vạch ra các vấn đề về chiến lược và sách lược của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là
A. “Đường Kách mệnh”.
B. “Kháng chiến nhất định thắng lợi”.
C. “Vấn đề dân cày”.
D. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
- Câu 20 : Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ điều gì?
A. Giai cấp tư sản chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức tạp.
B. Cuộc khởi nghĩa chưa tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia.
C. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.
D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế bị động, chưa có đường lối đúng đắn, thực dân Pháp còn mạnh.
- Câu 21 : Năm 1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập với mục đích
A. Tổ chức bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
B. Đoàn kết với các dân tộc thuộc địa đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến.
C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh để đánh đuổi giặc Pháp và tay sai.
D. Tập hợp những người Việt Nam yêu nước ở Trung Quốc để xây dựng lực lượng vũ trang.
- Câu 22 : Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì?
A. Góp phần chuẩn bị chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
B. Góp phần làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc
C. Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin và lý luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam
D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác
- Câu 23 : Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam những năm 1925-1929?
A. Sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công.
B. Phong trào vượt ra khỏi phạm vi một xưởng, một địa phương.
C. Kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
D. Hầu hết các cuộc đấu tranh đều có tổ chức công hội lãnh đạo.
- Câu 24 : “Trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng” là mục tiêu đấu tranh của tổ chức
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn
B. Việt Nam Quốc Dân đảng
C. Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- Câu 25 : Nguyên tắc tư tưởng trong Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng năm 1929 là
A. Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới
B. Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày
C. Tự do, bình đẳng, bác ái
D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giác ngộ đảng viên
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12