20 bài tập Các nước Đông Bắc Á mức độ khó
- Câu 1 : Ý nào dưới đây phản ánh hoạt động đối ngoại của Trung Quốc trong năm 1972 đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ?
A Bình thường hoá quan hệ với Nhật Bản và các nước phương Tây
B Xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ và Liên Xô
C Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo hướng hoà dịu giữa hai nước
D Xảy ra xung đột biên giới với Liên Xô
- Câu 2 : Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa chính trị thế giới
A Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành con rồng kinh tế Châu Á
B Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
C Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
D Hàn Quốc trở thành con rồng kinh tế của Châu Á
- Câu 3 : Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là
A Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
B Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
C Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩã
D Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
- Câu 4 : Đối với Việt Nam, sự ra đời của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa là
A Cách mạng nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, ta có thể liên lạc nối liền với phe xã hội chủ nghĩa và thế giới dân chủ
B Cuộc kháng chiến của ta bước sang giai đoạn mới, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
C Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa sẽ trực tiếp đưa quân sang giúp ta đánh Pháp
D Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng sang vùng Đông bắc Trung Quốc
- Câu 5 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tổ nào cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có nhiều biến động khác trước?
A Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng
B Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới
C Vùng giải phóng được mở rộng
D Sự giúp đỡ của Liên Xô
- Câu 6 : Cách mạng Trung Quốc thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
A Tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang du học ở Trung Quốc, học hỏi kinh nghiệm về lãnh đạo cách mạng Việt Nam
B Tăng cường lực lượng phe Xã hội chủ nghĩa và động viên, giúp đỡ, để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng Việt Nam
C Giúp Việt Nam tập trung phát triển kinh tế
D Giúp đỡ Việt Nam trong việc giao lưu, phát triển văn hóa dân tộc
- Câu 7 : Cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc thực chất là
A Là cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc
B Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu đời ở Trung Quốc
C Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây
D Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: Chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa tư bản
- Câu 8 : Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian
1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.
3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản.
4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.A 3, 2,1,4.
B 3,2,4,1.
C 3,1,2,4
D 4,2,3,1.
- Câu 9 : Điểm giống nhau giữa “Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là:
A không tham gia vào nhóm G7 và G8.
B
không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào.
C đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách – mở cửa, hội nhập kinh tế.
D . không chi phí nhiều tiền cho quốc phòng, an ninh.
- Câu 10 : Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000) được đánh giá là
A thành công biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.
B góp phần củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C bước đi đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc trong những năm 80.
D đưa Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.
- Câu 11 : Thắng lợi nào đã mở ra bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta?
A Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc thành công (1949).
B Nhân dân Việt Nam hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1975).
C Cách mạng Cu-ba thành công, lật đổ được chế dộ độc tài thân Mĩ (1959).
D Ba nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập (1945).
- Câu 12 : Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới?
A Nhật Bản phát triển “thần kì”, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
B Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành con rồng kinh tế của châu Á.
C Hai nhà nước được thành lập trên bán đảo Triều Tiên.
D Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Câu 13 : Từ năm 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?
A Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân.
B Thực hiện cải cách mở cửa.
C Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
D Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Câu 14 : Trong nửa sau thế kỷ XX, tình hình chung của các nước Đông Bắc Á là
A có sự phát triển về kinh tế, sau đó lâm vào tình trạng bất ổn về chính trị.
B đạt thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
C sau khi giành độc lập, các nước đều đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc.
- Câu 15 : Bài học kinh nghiệm quan trọng bậc nhất mà Việt Nam rút ra từ sự thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô là gì?
A Kiên trì chuyên chính vô sản và sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản.
B Kiên trì mục tiêu đổi mới kinh tế gắn liền đổi mới chính trị, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
C Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
D Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp.
- Câu 16 : Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 và công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 là
A Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
C Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục.
D Tập trung cải cách triệt để về kinh tế.
- Câu 17 : Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng cộng sản và Quốc dân Đảng Trung Quốc?
A Toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng.
B Hai bên thỏa thuận về việc ngừng bắn và phân chia vùng cai quản.
C Lực lượng quốc dân Đảng thất bại, phải rút chạy sang Đài Loan.
D Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
- Câu 18 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới được đánh dấu bằng thắng lợi của
A Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc, Việt Nam.
B Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu.
C Các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Việt Nam, Đông Âu, Trung Quốc.
D Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc, Việt Nam, Cuba.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12