20 bài tập Sự hình thành trật tự thế giới mới sau...
- Câu 1 : Hệ quả lớn nhất của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
B Đã phân chia được thành quả chiến thắng của các nước thắng trận
C Là nguồn gốc của sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa (Mĩ đứng đầu) và Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu)
D Một trật tự thế giới mới được hình thành – trật tự hai cực Ianta
- Câu 2 : Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?
A Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc
B Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm
C Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật
D Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
- Câu 3 : Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế
B Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận
C Quá khắc nghiệt với các nước thua trận
D Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này
- Câu 4 : Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực” “hai phe”, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên Hợp Quốc là
A chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn trong Hội đồng bảo an.
B giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
C bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc
D không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Câu 5 : Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực” “hai phe”, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là:
A chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước trong Hội đông Bảo an.
B giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.
D không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Câu 6 : Xuất phát từ lí do nào quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 trở nên gay gắt và quyết liệt hơn thời kì 1918 - 1939?
A Do sự đối đầu giữa các nước tư bản lớn về vấn đề thuộc địa sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B Do sự tăng lên mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vì quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị.
C Do sự đối đầu giữa hai phe tương ứng với hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
D Do vũ khí hủy diệt và phương tiện chiến tranh được sản xuất ngày càng nhiều, đe dọa đời sống con người.
- Câu 7 : Liên bang Nga là ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền
A Can thiệp vào tất cả các vấn đề ở các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới.
B Phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an
C Biểu quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an.
D Biểu quyết và phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an
- Câu 8 : Nhận xét nào dưới đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A Đề cao sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
B Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
C Đề cao việc tôn trọng việc toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
D Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Câu 9 : Một vụ tranh chấp, xung đột ở khu vực Đông Nam Á được Liên hợp quốc tham gia giải quyết có hiệu quả vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX là
A Vấn đề chiến tranh vùng Vịnh.
B "Vấn đề Campuchia".
C Tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia.
D Mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN
- Câu 10 : Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc?
A UNDP, UNESCO, IMF, WHO, UNICEF.
B WB, INTERPOL, UNICEF, FAO, ARF.
C WHO, IMF, UNFPA, WB, UEFA
D WHO, FAO, UNICEF, TPP
- Câu 11 : Trật tự hai cực Ianta có điểm gì không tương đồng so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn trước đó?
A Là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
B Có các tổ chức quốc tế được thành lập để giảm sát và duy trì.
C Các cường quốc thắng trận thiết lập để phụ vụ lợi ích cao nhất của họ.
D Là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12