Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 Sóng Ánh Sáng môn Vật...
- Câu 1 : Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì
A. tần số thay đổi, vận tốc không đổi.
B. tần số không đổi, vận tốc không đổi.
C. tần số thay đổi, vận tốc thay đổi.
D. tần số không đổi, vận tốc thay đổi.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ vạch hấp thụ ?
A. Quang phổ của mặt trời mà ta thu được trên trái đất là quang phổ vạch hấp thụ.
B. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các vật rắn ở nhiệt độ cao phát sáng phát ra.
C. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do chất khí ở áp suất thấp phát sáng phát ra.
D. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các chất lỏng ở nhiệt độ thấp phát sáng phát ra.
- Câu 3 : Chiếu ánh sáng trắng \( \left( {0,40\mu m \le \lambda \le 0,76\mu m} \right)\) vào khe S trong thí nghiệm giao thoa I-âng, khoảng cách từ hai khe S1, S2 đến màn là 2m, khoảng cách giữa hai khe S1, S2 là 2mm. Số bức xạ cho vân sáng tại M trên màn cách vân trung tâm 4mm là:
A. 4
B. 7
C. 5
D. 6
- Câu 4 : Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. Khoảng vân là
A. i = 6,0 mm.
B. i = 0,4 mm.
C. i = 4,0 mm.
D. i = 0,6 mm.
- Câu 5 : Phép phân tích quang phổ là
A. phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra.
B. phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được.
C. phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra.
D. phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc.
- Câu 6 : Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?
A. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.
B. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài.
D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua.
- Câu 7 : Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng: hai khe cách nhau 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,2 m, ánh sáng đơn sắc chiếu vào hai khe có bước sóng l = 0,64 mm. Hai điểm M và N trên màn, ở hai bên so với vân sáng trung tâm và cách vân này lần lượt là 3 mm và 6 mm. Hỏi giữa hai điểm M và N có bao nhiêu vân sáng?
A. 3 vân sáng.
B. 9 vân sáng.
C. 4 vân sáng.
D. 10 vân sáng.
- Câu 8 : Chọn câu không đúng?
A. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.
C. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.
D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khoẻ con người.
- Câu 9 : Chiết suất của nước đối với ánh sáng màu lam là n1 = 1,3371 và chiết suất tỉ đối của thuỷ tinh đối với nước là n21 = 1,1390. Vận tốc của ánh sáng màu lam trong thuỷ tinh là
A. 2,56.108m/s.
B. 1,97.108m/s.
C. 3,52.108m/s.
D. 4,57.108 m/s.
- Câu 10 : Trong một thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 2 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1 m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,60 mm. Tại điểm M trên màn ảnh và cách vân sáng chính giữa đoạn 0,75 mm có
A. vân tối thứ ba.
B. vân sáng thứ ba.
C. vân sáng thứ hai.
D. vân tối thứ hai.
- Câu 11 : Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?
A. Tia tử ngoại
B. Tia Rơnghen
C. Tia hồng ngoại
D. Bức xạ nhìn thấy.
- Câu 12 : Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe S1 và S2 được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,6\mu m\). Biết S1S2 = 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Vân tối gần vân sáng trung tâm nhất cách vân sáng trung tâm một khoảng là
A. 6 mm
B. 4 mm
C. 8 mm
D. 2 mm
- Câu 13 : Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp coi như một tia sáng vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 60 với góc tới nhỏ. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,6444 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,6852. Tìm góc hợp bởi giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím.
A. 0,0011 rad.
B. 0,00152 rad.
C. 0,0025 rad.
D. 0,0043 rad.
- Câu 14 : Chiếu một chùm ánh sáng Mặt trời hẹp song song coi như một tia sáng vào mặt nước dưới góc tới i = 600. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,331 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Góc lệch của tia sáng màu tím là
A. 40,150
B. 19,410
C. 19,850
D. 40,590
- Câu 15 : Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,5 μm và λ2 = 0,6 μm vào hai khe I-âng cách nhau 2 mm, màn cách hai khe 2 m. Khoảng cách gần nhau nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm là
A. 4,2 mm
B. 5 mm
C. 3 mm
D. 3,6 mm
- Câu 16 : Tính chất nào sau đây không phải của tia X?
A. Xuyên qua các tấm chì dày vài cm.
B. Gây ra hiện tượng quang điện.
C. Tính đâm xuyên mạnh.
D. I-ôn hóa không khí.
- Câu 17 : Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng: hai khe I-âng cách nhau 0,5 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh trên cách hai khe một khoảng 1 m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \( \lambda = 0,45\mu m\). Số vân sáng và vân tối trong giao thoa trường trên màn có bề rộng 6 mm là
A. 5 vân sáng, 6 vân tối.
B. 7 vân sáng, 6 vân tối.
C. 9 vân sáng, 8 vân tối.
D. 7 vân sáng, 8 vân tối.
- Câu 18 : Một tia sáng đi qua lăng kính, ló ra chỉ một màu duy nhất không phải màu trắng thì đó là:
A. Ánh sáng đã bị tán sắc.
B. Lăng kính không có khả năng tán sắc.
C. Ánh sáng đa sắc.
D. Ánh sáng đơn sắc.
- Câu 19 : Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 60 và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm tia tới song song hẹp, màu lục vào cạnh của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A sao cho một phần của chùm tia sáng không qua lăng kính, một phần đi qua lăng kính và bị khúc xạ. Khi đó trên màn E, song song với mặt phẳng phân giác của góc A và cách nó 1m có hai vết sáng màu lục. Khoảng cách giữa hai vết sáng đó là:
A. 5,6cm.
B. 5,6mm.
C. 6,5cm.
D. 6,5mm.
- Câu 20 : Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 60 và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm tia tới song song hẹp, màu lục vào cạnh của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A sao cho một phần của chùm tia sáng không qua lăng kính, một phần đi qua lăng kính và bị khúc xạ. Khi đó trên màn E, song song với mặt phẳng phân giác của góc A và cách nó 1m có hai vết sáng màu lục. Nếu chùm tia sáng nói trên là chùm ánh sáng trắng, với chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là nđ = 1,61 và nt = 1,68 thì chiều rộng của quang phổ liên tục trên màn là:
A. 0,73cm.
B. 0,73mm
C. 0,37cm.
D. 0,37mm.
- Câu 21 : Một lăng kính có góc chiết quang A = 300 và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp tới mặt bên dưới góc tới i = 450. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia sáng màu vàng là nv = 1,52. Góc lệch của tia sáng màu vàng so với tia sáng màu lục là:
A. 30
B. 6,280
C. 300
D. 27,720
- Câu 22 : Một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí bằng 0,6μm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc này trong nước (n = 4/3) là:
A. 0,8μm.
B. 0,45μm.
C. 0,75μm.
D. 0,4μm.
- Câu 23 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc bằng khe Young, khi đưa toàn bộ hệ thống từ không khí vào trong môi trường có chiết suất n, thì khoảng vân giao thoa thu được trên màn thay đổi như thế nào?
A. Giữ nguyên.
B. Tăng lên n lần.
C. Giảm n lần.
D. tăng n2 lần.
- Câu 24 : Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng được thực hiện trong không khí, 2 khe S1 và S2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng l. Khoảng vân đo được là 1,2mm. Nếu thí nghiệm được thực hiện trong một chất lỏng thì khoảng vân là 1mm. Chiết suất của chất lỏng là:
A. 1,33.
B. 1,2.
C. 1,5.
D. 1,7.
- Câu 25 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trong môi trường không khí khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc 2 ở hai bên vân trung tâm đo được là 3,2mm. Nếu làm lại thí nghiệm trên trong môi trường nước có chiết suất là 4/3 thì khoảng vân là:
A. 0,85mm.
B. 0,6mm.
C. 0,64mm.
D. 1mm.
- Câu 26 : Khoảng cách giữa hai khe và khoảng cách từ màn ảnh đến hai khe trong thí nghiệm giao thoa Young là: a = 2mm và D = 2m. Chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 0,64mm thì vân tối thứ 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng là:
A. 1,6mm.
B. 1,2mm.
C. 0,64mm.
D. 6,4mm.
- Câu 27 : Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4mm có vân sáng bậc
A. 6.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
- Câu 28 : Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp là 21,6mm, nếu độ rộng của vùng có giao thoa trên màn quan sát là 31mm thì số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 7.
B. 9.
C. 11.
D. 13.
- Câu 29 : Trong thí nghiệm Young ta có a = 0,2mm, D = 1,2m. Nguồn gồm hai bức xạ có l1 = 0,45µm và l2 = 0,75µm. Công thức xác định vị trí hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là:
A. 9k(mm).
B. 10,5k(mm).
C. 13,5k(mm).
D. 15k (mm).
- Câu 30 : Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng bằng khe Young, hai khe có a = 1mm được chiếu bởi ánh sáng có bước sóng 600nm. Các vân giao thoa hứng được trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M có x = 2,4mm là:
A. 1 vân tối.
B. vân sáng bậc 2.
C. vân sáng bậc 3.
D. không có vân nào.
- Câu 31 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc l = 0,55µm, khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm khoảng cách từ hai khe tới màn là 90cm. Điểm M cách vân trung tâm 0,66cm là:
A. vân sáng bậc 4.
B. vân sáng bậc 5.
C. vân tối thứ 5.
D. vân tối thứ 4.
- Câu 32 : Trong thí nghiệm Young với nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,5µm, hai khe cách nhau 0,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Bề rộng miền giao thoa trên màn là 4,25 cm. Số vân tối quan sát trên màn là
A. 22.
B. 19.
C. 20.
D. 25.
- Câu 33 : Trong thí nghiệm giao thoa Young có khoảng vân giao thoa là i, khoảng cách từ vân sáng bậc 5 bên này đến vân tối bậc 4 bên kia vân trung tâm là:
A. 8,5i.
B. 7,5i.
C. 6,5i.
D. 9,5i.
- Câu 34 : Trong thí nghiệm Young, khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,589µm thì quan sát được 13 vân sáng còn khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng l thì quan sát được 11 vân sáng. Bước sóng l có giá trị
A. 0,696µm.
B. 0,6608µm.
C. 0,6860µm.
D. 0,6706µm.
- Câu 35 : Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,400µm. Khoảng cách giữa hai khe là 2mm, từ hai khe đến màn là 1m. Khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc 9 ở hai bên của vân sáng trung tâm là:
A. 3,4mm.
B. 3,6mm.
C. 3,8mm.
D. 3,2mm.
- Câu 36 : Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Nếu ta tăng khoảng cách giữa 2 nguồn kết hợp lên 2 lần thì khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 sẽ:
A. giảm 3 lần.
B. giảm 2 lần.
C. giảm 6 lần.
D. tăng 2 lần.
- Câu 37 : Thực hiện giao thoa ánh sáng với 2 nguồn kết hợp cách nhau 4mm bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,6µm. Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm là 0,9mm. Tính khoảng cách từ hai nguồn đến màn?
A. 20cm.
B. 2.103 mm.
C. 1,5m.
D. 2cm.
- Câu 38 : Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, cho biết khoảng cách giữa 2 khe sáng a = 0,3mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn đến màn hứng vân là D = 1m. Ta thấy khoảng cách của 11 vân sáng liên tiếp nhau là 1,9cm. Tính bước sóng đã sử dụng trong thí nghiệm giao thoa?
A. 520nm.
B. 0,57.10–3 mm.
C. 5,7µm.
D. 0,48.10–3 mm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất