Đề thi thử THPT QG 2019 môn Lịch sử trường THPT Yê...
- Câu 1 : Nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ dưới thời Vương triều Hồi giáo Đêli là gì?
A Sự ra đời của Phật giáo.
B Hai công trình kiến trúc Thành Đỏ và lăng Ta-giơ Ma-han.
C Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
D Sáng tạo hệ chữ Phạn.
- Câu 2 : Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
A Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng.
B Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
C Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
D Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Câu 3 : Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi về cơ bản bị sụp đổ là
A Năm 1975, Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la giành được độc lập.
B Năm 1960, có 17 nước giành được độc lập.
C Năm 1962, An-giê-ri giành được độc lập.
D Năm 1990, Namibia giành được độc lập.
- Câu 4 : Chế độ độc tài phát xít là chế độ của
A Những thế lực xâm lược thuộc địa nhiều nhất
B Những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất
C Những thế lực phân biệt chủng tộc nhất
D Những thế lực giàu có nhất
- Câu 5 : Mục tiêu của ASEAN là:
A Hợp tác chặt chẽ về quân sự để chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
B Hình thành một thị trường chung, tiến tới xóa bỏ thuế quan giữa các nước trong Hiệp hội.
C Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
D Liên minh chặt chẽ về chính trị để tiến tới hình thành thành một thể chế chính trị chung.
- Câu 6 : Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là
A sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.
B sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới.
C sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
D quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài.
- Câu 7 : Ý nào dưới đây không phản ánh sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Viện trợ cho các nước Tây Âu 17 tỉ USD qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”.
B Sở hữu ¾ dự trữ vàng của thế giới.
C Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.
D Trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại.
- Câu 8 : Nhân tố chủ yếu đã chi phối quan hệ quốc tế hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là
A xu thế liên minh kinh tế khu vực và thế giới.
B sự phân hóa giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển.
C sự canh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản.
D chiến tranh lạnh.
- Câu 9 : Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946-1949)?
A Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
B Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
C Lật đổ triều đình Mãn Thanh- triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc.
D Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Câu 10 : Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.
B thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí , kinh tế phát triển nhanh chóng.
C bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần.
D đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên.
- Câu 11 : Bài học chủ yếu rút ra từ sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cho cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX là gì?
A Đoàn kết toàn dân đánh giặc.
B Đường lối kháng chiến đúng đắn.
C Cầu viện sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D Đấu tranh vũ trang kết hợp ngoại giao.
- Câu 12 : Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp
A cơ khí và gang thép.
B luyện kim và cơ khí.
C hóa chất và dầu mỏ.
D vũ trụ và điện hạt nhân.
- Câu 13 : Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng nào?
A Cách mạng KHKT lần thứ nhất.
B Cách mạng công nghiệp.
C Cách mạng văn minh tin học
D Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai.
- Câu 14 : Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc chiến tranh nào?
A Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.
B Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc.
C Đấu tranh giữa các nước đế quốc.
D Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
- Câu 15 : Sự kiện đánh dấu việc tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô là
A sự ra đời của khối NATO (1949).
B Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
C sự ra đời của học thuyết “Truman” và cuộc “Chiến tranh lạnh” bắt đầu (3-1947).
D sự phân chia khu vực đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta (2-1945).
- Câu 16 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm khác nhau trong quan hệ giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản với Mĩ là gì?
A Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
B Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ.
C Nhật Bản luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
D Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu liên minh với Mĩ.
- Câu 17 : Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là
A là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương.
B chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn.
C phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.
D hưởng ứng chiếu Cần vương.
- Câu 18 : Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến công cuộc xây dựng chủ xã hội ở Việt Nam và các nước trên thế giới?
A Tiến hành đổi mới toàn diện cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình trong nước, thế giới.
B Thực hiện theo mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô đã làm.
C Tiến hành cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
D Tiến hành đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 19 : Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam (1885-1896) là:
A theo khuynh hướng phong kiến, diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
B thông qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân và các dân tộc thiểu số.
C theo khuynh hướng phong kiến dưới sự lãnh đạo của phong trào Cần Vương.
D diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang của phong trào Cần vương và Yên Thế.
- Câu 20 : Một trong những mục đích hoạt động của Liên hợp quốc là
A giúp đỡ các nước nghèo về kinh tế, y tế…
B duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C trừng trị các hoạt động gây chiến tranh trên thế giới.
D ngăn chặn các vấn nạn trên thế giới như: ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số…
- Câu 21 : Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi là
A đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng.
B đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng hòa bình.
C đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế.
D đấu tranh trên lĩnh vực quân sự.
- Câu 22 : Trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, nội dung nào ảnh hưởng đến Việt Nam thế kỉ XVI-XVIII?
A Chính trị.
B Văn hóa.
C Kinh tế.
D Quân sự.
- Câu 23 : Biến đổi quan trọng của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.
B từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ.
C nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp.
D thành lập và mở rộng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
- Câu 24 : Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai được phục hồi là:
A Nhờ áp dụng thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật.
B sự cố gắng của từng nước.
C được đền bù chiến phí từ các nước phát xít bại trận.
D viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác san.
- Câu 25 : Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống loài người là:
A sử dụng năng lượng nhiên liệu than đá nhiều hơn dầu mỏ.
B trong công nghiệp các quốc gia ít chú trọng đến sự nghiệp giáo dục đào tạo.
C làm thay đổi cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động tăng.
D làm thay đổi vị trí cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế.
- Câu 26 : Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là
A đối đầu và chiến tranh.
B hữu nghị và hợp tác.
C thân thiện và hòa bình.
D xâm lược và bành trướng.
- Câu 27 : Từ những năm 90 (XX), Nhật Bản nỗ lực trở thành
A một cường quốc về quân sự.
B ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
C một cường quốc về kinh tế.
D một cường quốc về chính trị.
- Câu 28 : Cho các sự kiện sau:1. Quân Đức đầu hàng Đồng minh.2. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.3. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma.4. Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản.Hãy sắp xếp theo đúng thứ tự thời gian
A 1-3-4-2
B 1-4-2-3
C 2-4-1-3
D 1-2-4-3
- Câu 29 : Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Đảng Quốc đại do M.Ganđi sau đó là G.Nêru đứng đầu.
B Đảng cộng sản do M.Ganđi đứng đầu.
C Liên minh Đảng cộng sản và Đảng Quốc đại.
D Đảng Quốc đại do G.Nêru đứng đầu.
- Câu 30 : Hiện nay, các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước lấy lĩnh vực gì làm trọng điểm?
A Tài chính
B Khoa học-công nghệ
C Chính trị.
D Kinh tế
- Câu 31 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A Mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước (Anh, Nga, Pháp) với phe liên minh (Áo- Hung- Italia).
B Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
D Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với các nước đế quốc.
- Câu 32 : Thỏa thuận nào tại Hội nghị Ianta dẫn đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B Thỏa thuận về việc thành lập Liên hợp quốc.
C Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật.
D Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- Câu 33 : Đâu là điểm trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 (XX) đến nay?
A Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa trong đường lối đối ngoại.
B Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C Mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp mới.
D Hướng về châu Á và coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
- Câu 34 : Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì:
A khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước đã đứng lên kiên cường chống giặc.
B do quân Pháp ít, thời tiết không thuận lợi “Nước xa không cứu được lửa gần”.
C quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng.
D do Nước Pháp bị suy yếu đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a nên không viện binh được cho quân ở Đà Nẵng.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12