- Đề kiểm tra hết chương dòng điện không đổi (đề s...
- Câu 1 : Hai điện tích điểm \({q_1} = + 3\mu C\) và \({q_2} = - 3\mu C\),đặt trong dầu \(\left( {\varepsilon = 2} \right)\) cách nhau một khoảng \(r = 3cm\). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A lực hút với độ lớn F = 45 (N).
B lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C lực hút với độ lớn F = 90 (N).
D lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.
B Các đường sức là các đường cong không kín.
C Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
D Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
- Câu 3 : Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 (cm), cách q2 15 (cm) là:
A E = 16000 (V/m).
B E = 1,600 (V/m).
C E = 2,000 (V/m).
D E = 20000 (V/m).
- Câu 4 : Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:
A q = 5.104 (nC).
B q = 5.10-2 (µC).
C q = 5.104 (ỡC).
D q = 5.10-4 (C).
- Câu 5 : Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
B khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
C khả năng tích điện cho hai cực của nó.
D khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện
- Câu 6 : Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:
A P = UIt.
B P = Ei.
C P = UI.
D P = Eit.
- Câu 7 : Một điện trở R= 10 (Ω) dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I= 2 A, trong 30 phút thì nhiệt lượng tỏa ra trên R là bao nhiêu?
A Q = 10000 (J).
B Q= 36000 (J).
C Q = 6000 (J).
D Q = 72000 (J).
- Câu 8 : Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 3 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động E = 2 (V) và điện trở trong r = 1 (Ω). Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là:
A Eb = 12 (V); rb = 6 (Ω).
B Eb = 6 (V); rb = 3 (Ω).
C Eb = 6 (V); rb = 1,5 (Ω.
D Eb = 12 (V); rb = 3 (Ω).
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp