Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Sở GDĐT Vĩnh...
- Câu 1 : Cho các sự kiện sau: 1. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) 2. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) 3. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A 1,3,2.
B 1,2,3.
C 2,1,3.
D 3,2,1
- Câu 2 : Sự kiện đánh dấu thắng lợi quan trọng nhất về mặt chính trị mà ta đạt được trong năm 1951 là:
A Hội Liên Việt mở rộng cơ sở trong quần chúng.
B Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.
C Hội nghị đại biểu thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D Đại hội thống nhất Hội Liên Việt và Mặt trận Việt Minh.
- Câu 3 : Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng đã xác định nhiệm vụ của thời kì cuối cùng là:
A đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, lập nên nước Việt Nam độc lập.
B đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến.
C đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
D đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
- Câu 4 : Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là:
A Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Câu 5 : Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là:
A năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
B năm 1975, cuộc đấu tranh của nhân dân Môdămbích và Ănggôla thắng lợi
C năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập..
D năm 1960, 17 nước được trao trả độc lập.
- Câu 6 : Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 là:
A phong trào thể hiện ý thức chính trị.
B phong trào kết hợp đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị, mang tính tự giác.
C phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.
D phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát.
- Câu 7 : Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là:
A kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
B tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
C kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.
- Câu 8 : Khẩu hiệu nào được Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A "Chống đế quốc", "Chống phát xít, chống chiến tranh".
B "Độc lập dân tộc", "Ruộng đất cho dân cày".
C "Giải phóng dân tộc", "Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian".
D "Tự do dân chủ", "Cơm áo hòa bình".
- Câu 9 : Cuộc đấu tranh của nhân dân ta đòi để tang Phan Châu Trinh (1926) do giai cấp nào dưới đây lãnh đạo?
A Nông dân
B Tư sản
C Tiểu tư sản
D Công nhân
- Câu 10 : Kẻ thù chính của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A chế độ phân biệt chủng tộc.
B chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
C chế độ độc tài thân Mĩ.
D chủ nghĩa thực dân kiểu mới
- Câu 11 : Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A xâm lược các nước ở khu vực châu Á.
B lôi kéo các nước Tây Âu vào khối quân sự NATO.
C bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Câu 12 : Trong xu thế hòa hoãn Đông - Tây, vào tháng 8 - 1975 ở châu Âu đã diễn ra sự kiện:
A 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết định ước Henxinki.
B hai siêu cường Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM).
C hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
D M. Goócbachốp và G.Busơ gặp nhau tại đảo Manta.
- Câu 13 : Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có đặc trưng nổi bật nhất là:
A các cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều khu vực.
B chiến tranh bao trùm thế giới.
C chạy đua vũ trang.
D hình thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
- Câu 14 : Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là:
A xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện.
B xu thế toàn cầu hóa.
C hòa bình được củng cố.
D xu thế đa cực.
- Câu 15 : Kẻ thù chính của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A thực dân Anh.
B thực dân Pháp.
C Trung Hoa Dân quốc.
D phát xít Nhật.
- Câu 16 : Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì" là:
A từ năm 1945 đến năm 1973.
B từ năm 1952 đến năm 1973.
C từ năm 1960 đến năm 1973.
D từ năm 1952 đến năm 1960.
- Câu 17 : Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991) là:
A không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
B những sai lầm về chính trị và tha hóa về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
C sự chống phá của các thế lực thù địch.
D đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
- Câu 18 : Hội nghị nào của Đảng ta dưới đây đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và thông qua Luận cương chính trị của Đảng?
A Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
B Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
C Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
D Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Câu 19 : Chính sách đối ngoại chủ đạo của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là:
A thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
B bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
D gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.
- Câu 20 : Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là:
A "Lục địa bùng cháy".
B "Lục địa mới trỗi dậy".
C "Đại lục mới trỗi dậy".
D "Lục địa ngủ kĩ".
- Câu 21 : Năm 1936, Đảng chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây?
A Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
C Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
- Câu 22 : Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị (10 - 1930) là:
A công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, trung và tiểu địa chủ.
B công nhân, nông dân.
C công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D công nhân, nông dân, trí thức
- Câu 23 : Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là:
A kinh tế phát triển nhanh.
B kinh tế phát triển chậm chạp.
C kinh tế khủng hoảng, suy thoái.
D kinh tế phát triển nhanh nhưng không ổn định.
- Câu 24 : Cơ quan ngôn luận của tổ chức An Nam Cộng sản Đảng là:
A báo Đỏ
B báo An Nam trẻ.
C báo Búa liềm.
D báo Tiếng chuông rè.
- Câu 25 : Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1930 là:
A trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
B chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
C đề ra Cương lĩnh chính trị - Đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam.
D xác định đúng đắn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12