Trắc nghiệm Toán 7 Bài 7 Định lí
- Câu 1 : Chứng minh định lí là:
A. Dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận
B. Dùng hình vẽ để từ giả thiết suy ra kết luận
C. Dùng đo đạc thực tế để từ giả thiết suy ra kết luận
D. Cả A, B, C đều sai
- Câu 2 : Khi chứng minh một định lý, người ta cần:
A. Chứng minh định lý đó đúng trong một trường hợp cụ thể của giả thiết.
B. Chứng minh định lý đó đúng trong hai trường hợp cụ thể của giả thiết.
C. Chứng minh định lý đó đúng trong mọi trường hợp có thể xảy ra của giả thiết.
D. Chứng minh định lý đó đúng trong vài trường hợp cụ thể của giả thiết.
- Câu 3 : Trong các câu sau, câu nào cho một định lí
A. Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia
B. Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng cắt nhau thì song song với đường thẳng kia
C. Nếu hai đường thẳng AB và AC cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song
D. Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song
- Câu 4 : Cho định lí: "Nếu hai đường thẳng song song cắt đường thẳng thứ ba thì hai góc đồng vị bằng nhau:. Gỉa thiết của định lí là:
A. \(a//b,a \bot c\)
B. \(a//b,c \cap a = \left\{ A \right\},c \cap b = \left\{ B \right\}\)
C. a //b, a // c
D. a // b, c bất kì
- Câu 5 : Trong định lý ''Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau''.
Ta có giả thiết của định lý là:A. a cắt b tại O
B. góc O1 và góc O2 là hai góc đối đỉnh
C. góc O1 và góc O2 là hai góc bằng nhau
D. góc O1 và góc O2 là hai góc nhọn
- Câu 6 : Cho định lí: "Hai tia phân giác của hai góc kề tạo thành một góc vuông" (hình vẽ). Giả thiết, kết luận của định lí là:
A. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: \(OE \bot {\rm{OF}}\)
B. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOF, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: \(OE \bot {\rm{OA}}\)
C. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOE. Kết luận: \(OE \bot {\rm{OF}}\)
D. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: \(OB \bot {\rm{OF}}\)
- Câu 7 : Phần giả thiết: \(c \cap a = \left\{ A \right\},c \cap b = \left\{ B \right\},\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_2}} = {180^o}\) (tham khảo hình vẽ) là của định lí nào dưới đây?
A. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc ngoài cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song
B. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành góc so le trong bù nhau thì hai đường thẳng đó song song
C. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song
D. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song
- Câu 8 : Phát biểu định lí sau bằng lời:
A. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng phân biệt thì chúng song song với nhau
B. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau
C. Nếu hai đường thằng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau
D. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng cắt nhau
- - Trắc nghiệm Bài 1 Thu thập số liệu thống kê, tần số - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Bảng
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4 Số trung bình cộng - Luyện tập
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Khái niệm về biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Giá trị của một biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Đơn thức
- - Trắc nghiệm Bài 4 Đơn thức đồng dạng - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Cộng, trừ số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Nhân, chia số hữu tỉ