Đề kiểm tra KSCL đầu năm môn Vật lý 12 năm 2019-20...
- Câu 1 : Trong một điện trường đều có cường độ 1000V/m, một điện tích q = 4.10-8C di chuyển trên một đường súc, theo chiều điện trường từ điểm M đến điểm N. Biết MN = 10cm. Công của lực điện tác dụng lên q là
A. 4.10-6J
B. 5.10-6J
C. 2.10-6J
D. 3.10-6J
- Câu 2 : Hai điện tích điểm q1=2.10-6C và q2=3.10-6C được đặt cách nhau 10cm trong chân không. Lấy k=9.109. Lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là
A. 3,6N
B. 5,4N
C. 2,7N
D. 1,8N
- Câu 3 : Một tụ điện có điện dung \(10\mu F\) . Khi tụ điện có hiệu điện thế là 20V thì điện tích của nó là:
A. \({5.10^{ - 3}}C\)
B. \({5.10^{ - 7}}C\)
C. \({2.10^{ - 4}}C\)
D. \({2.10^{ - 2}}C\)
- Câu 4 : Trên một đường sức của điện trường đều có hai điểm M và N cách nhau 20cm. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là 80V. Cường độ điện trường có độ lớn là:
A. 400V/m
B. 4V/m
C. 40V/m
D. 4000V/m
- Câu 5 : Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12V và điện trở trong 2Ω được nối với điện trở R=10Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là
A. 12W
B. 20W
C. 10W
D. 2W
- Câu 6 : Một nguồn điện một chiều có suất điện động 8 V và điện trở trong 1 Ω được nối với điện trở R = 7 Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên R là
A. 5 W.
B. 1 W.
C. 3 W.
D. 7 W.
- Câu 7 : Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12V và điện trở trong 1Ω được nối với điện trở R=5Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là
A. 20W
B. 24W
C. 10W
D. 4W
- Câu 8 : Một nguồn điện một chiều có suất điện động 8V và điện trở trong 1Ω được nối với điện trở R = 15Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên R là
A. 4W
B. 1W
C. 3,75W
D. 0,25W
- Câu 9 : Một hạt mang điện tích 2.10-8 chuyển động với tốc độ 400m/s trong một từ trường đều theo hướng vuông góc với đường sức từ. Biết cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là 0,025T. Lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích có độ lớn là
A. 2.10-5N
B. 2.10-4N
C. 2.10-6N
D. 2.10-7N
- Câu 10 : Một hạt mang điện tích 2.10-8C chuyển động với tốc độ 400m/s trong một từ trường đều theo hướng vuông góc với đường sức từ. Biết cảm ứng từ của từ trường có độ lớn 0,075T. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích có độ lớn là
A. 6.10-7N
B. 6.10-5N
C. 6.10-4N
D. 6.10-6N
- Câu 11 : Một đoạn dây dẫn thẳng dài 20cm, được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,04T. Biết đoạn dây dẫn vuông góc với các đường sức từ. Khi cho dòng điện không đổi có cường độ 5A chạy qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là
A. 0,04N
B. 0,004N
C. 40N
D. 0,4N
- Câu 12 : Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính 3,14cm được đặt trong không khí. Cho dòng điện không đổi có cường độ 2A chạy trong vòng dây. Cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm vòng dây có độ lớn là:
A. 10-5T
B. 4.10-5T
C. 2.10-5T
D. 8.10-5T
- Câu 13 : Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n = 1,54 và phần vỏ bọc có chiết suất no = 1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O (O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình vẽ).
A. 49°
B. 45°
C. 38°
D. 33°
- Câu 14 : Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n=1,51 và phần vỏ bọc có chiết suất no=1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O ( O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi ( như hình bên).
A. 45o
B. 33o
C. 38o
D. 49o
- Câu 15 : Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n = 1,58 và phần vỏ bọc có chiết suất n0 = 1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O ( O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới a rồi khúc xạ vào phần lỗi( Như hình bên).
A. 490.
B. 450.
C. 380.
D. 330.
- Câu 16 : Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n=1,60 và phần vỏ bọc có chiết suất no=1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O ( O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi ( như hình bên).
A. 38o
B. 45o
C. 49o
D. 33o
- Câu 17 : Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Vận tốc của vật được tính bằng công thức
A. v = -ωAsin(ωt + φ)
B. v = ωAsin(ωt + φ)
C. v = -ωAcos(ωt + φ)
D. v = ωAcos(ωt + φ)
- Câu 18 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với chu kỳ là
A. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
B. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)
C. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)
D. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
- Câu 19 : Tại một nơi trên mặt đất có g = 9,8m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 0,9s, chiều dài của con lắc là
A. 480cm
B. 38cm
C. 20cm
D. 16cm
- Câu 20 : Dao động tổng hợp của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là \({x_1} = 3\cos (10t + 0,5\pi )\) và \({x_2} = {A_2}\cos (10t - \frac{\pi }{6})\) (A2 > 0, t tính bằng giây). Tại t = 0, gia tốc của vật có độ lớn là cm/s2. Biên độ dao động là
A. 6 cm
B. \(3\sqrt 2 \)cm
C. \(3\sqrt 3 \)cm
D. 3 cm
- Câu 21 : Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,15s lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
A. 4,43N
B. 4,83N
C. 5,83N
D. 3,43N
- Câu 22 : Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở cùng một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức vuông góc với nhau. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với cùng biên độ góc 8° và chu kỳ tương ứng là T1 và T2 = T1 + 0,25s. Giá trị của T1 là
A. 1,895s
B. 1,645s
C. 2,274s
D. 1,974s
- Câu 23 : Một vật dao động điều hòa với tần số góc . Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc của vật là
A. \(\omega {x^2}\)
B. \(\omega x\)
C. -\(\omega {x^2}\)
D. \( - {\omega ^2}{x^2}\)
- Câu 24 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là
A. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
B. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
C. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)
D. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)
- Câu 25 : Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1,2s. Nếu chiều dài con lắc tăng lên 4 lần thì chu kì của dao động điều hòa của con lắc lúc này là
A. 0,6s
B. 4,8s
C. 2,4s
D. 0,3s
- Câu 26 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là \({x_1} = 8\cos \left( {10t - 0,5\pi } \right)cm\) và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {10t + 0,25\pi } \right)cm\) ( A2>0, t tính theo s). Tại t=0, gia tốc của vật có độ lớn 800cm/s2. Biên độ dao động của vật là
A. 9cm
B. 7cm
C. 8cm
D. 2cm
- Câu 27 : Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t=0,45 s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
A. 1,59N
B. 1,29N
C. 2,29N
D. 1,89N
- Câu 28 : Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức vuông góc với nhau. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với biên độ góc 8o và có chu kì tương ứng là T1 và \({T_2} = \;{T_1} + 0,25s\). Giá trị của T2 là
A. 1,974 s.
B. 2,247 s.
C. 1,895 s.
D. 1,645 s.
- Câu 29 : Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Chu kỳ dao động của vật được tính bằng công thức
A. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
B. \(T = \frac{\omega }{{2\pi }}\)
C. \(T = \frac{1}{{2\pi \omega }}\)
D. \(T = 2\pi \omega \)
- Câu 30 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang. Khi vật có li độ x thì lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào nó là
A. \( - k{x^2}\)
B. -kx
C. \( - \frac{1}{2}kx\)
D. \(- \frac{1}{2}k{x^2}\)
- Câu 31 : Tại một nơi trên mặt đất có \(g = 9,87m/{s^2}\), một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 2s. Chiều dài con lắc là
A. 50cm
B. 100cm
C. 40cm
D. 25cm
- Câu 32 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là \(x_1^{} = 2\sqrt 3 \cos (10t + 0,5\pi )(cm)\) và \({x_2} = {A_2}\cos (10t + \pi /6)(cm)\) (A2 > 0, t tính bằng s). Tại t = 0, gia tốc của vật có độ lớn là 300cm/s2. Biên độ dao động của vật là.
A. 4cm.
B. 5 cm
C. 8 cm
D. 6cm.
- Câu 33 : Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng.
A. 1,29 N.
B. 0,29 N
C. 0,59 N.
D. 0,99 N.
- Câu 34 : Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức vuông góc với nhau. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng giao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với biên độ góc 80 và có chu kì tương ứng là T1 và \({T_2} = \;{T_1} + 0,3s\). Giá trị của T1 là
A. 1,645 s.
B. 2,274 s.
C. 1,974 s.
D. 1,895 s.
- Câu 35 : Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = A.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) . Đại lượng x được gọi là:
A. tần số dao động
B. chu kì dao động
C. li độ dao động
D. biên độ dao động
- Câu 36 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa theo phương trình \(x = A.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) . Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
A. kA2
B. kA
C. \(\frac{1}{2}k{\rm{A}}\)
D. \(\frac{1}{2}k{{\rm{A}}^2}\)
- Câu 37 : Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 2s. Nếu chiều dài con lắc giảm đi 4 lần thi chu kì dao động của con lắc lúc này là:
A. 1s
B. 4s
C. 0,5s
D. 8s
- Câu 38 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là \({x_1} = 3\sqrt 3 \cos \left( {10t - 0,5\pi } \right)cm\) và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {10t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\) ( A2>0, t tính theo s). Tại t=0, gia tốc của vật có độ lớn 900cm/s2. Biên độ dao động của vật là
A. 5cm
B. 2cm
C. 9cm
D. 6cm
- Câu 39 : Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t=0,3 s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
A. 3,5N
B. 4,5N
C. 1,5N
D. 2,5
- Câu 40 : Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức vuông góc với nhau. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với biên độ góc 8o và có chu kì tương ứng là T1 và T2 = T1 + 0,3s Giá trị của T2 là
A. 1,974 s.
B. 1,895 s.
C. 1,645 s.
D. 2,274 s.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất