Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trư...
- Câu 1 : Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược tiến lên; chứng tỏ quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta?
A. Đại hội đại biểu lần II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951)
B. Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và hội Liên Việt (3/1951)
C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952)
D. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây không đúng khi nhận xét về cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân đội ta?
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho đợt tấn công quyết định vào Điện Biên Phủ.
B. Ta đã giam chân địch tại vùng rừng núi rất bất lợi cho chúng.
C. Là cuộc tiến công đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
D. Ta đã tiến lên giữ thế chủ động trên toàn chiến trường Đông Dương.
- Câu 3 : Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
A. Trung Quốc
B. Liên Xô
C. Cộng hòa Dân chủ Đức
D. Tiệp Khắc
- Câu 4 : Sự dính líu, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương của Mĩ được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve
C. Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ
D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi
- Câu 5 : Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?
A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4
B. Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)
C. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
D. Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh
- Câu 6 : Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
C. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952
D. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952
- Câu 7 : Chiến dịch biên giới thu đông 1950 đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam vì
A. Ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
B. Ta bắt đầu giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
C. Buộc Pháp phải bắt đầu chuyển sang đánh lâu dài với ta.
D. Đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
- Câu 8 : Đâu không phải là mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra?
A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
B. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới
C. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên
D. Làm phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp
- Câu 9 : Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
A. Cao Bằng
B. Thất Khê
C. Đông Khê
D. Na Sầm
- Câu 10 : Tại sao trong kế hoạch Rơve, thực dân Pháp lại phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4?
A. Để ngăn chăn sự chi viện từ liên khu 3 - 4 cho Việt Bắc
B. Để ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
C. Để cô lập Việt Bắc, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
D. Để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp
- Câu 11 : Đâu không phải nguyên nhân để Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950?
A. Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi
B. Để làm thất bại âm mưu của Pháp- Mĩ
C. Để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới
D. Để làm phá sản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp
- Câu 12 : Đâu không phải là lý do để đến năm 1950, Liên Xô mới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam?
A. Liên Xô đang bận giúp các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân
B. Liên Xô đang tập trung cho kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1945 - 1950)
C. Việt Nam không phải là vùng ảnh hưởng của Liên Xô theo quy định của hội nghị Ianta
D. Liên Xô không muốn đối đầu trực tiếp với Mĩ ở khu vực châu Á
- Câu 13 : Chiến thuật nào được Pháp - Mĩ sử dụng trong kế hoạch Rơve?
A. “Khóa then cửa”
B. Tạo hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc
C. Dùng người Việt đánh người Việt
D. Bất ngờ tấn công quân sự quy mô lớn
- Câu 14 : Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô cũng các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến tranh Đông Dương?
A. Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực
B. Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn
C. Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn
D. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới
- Câu 15 : Thuận lợi mới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ cuối năm 1949 - đầu năm 1950?
A. Pháp thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
B. Liên Xô, Trung Quốc cùng các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với ta.
C. Pháp sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược ở đông Dương và ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.
D. Sau thắng lợi Việt Bắc nhân dân ta đặt niềm tin, ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ.
- Câu 16 : Nguyên nhân chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?
A. Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật
B. Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công
C. Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờ- gôn phải lưu vong
D. Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới
- Câu 17 : Đâu không phải là nguyên nhân khiến phát xít Nhật không đảo chính Pháp ngay từ khi mới vào Đông Dương?
A. Nhật muốn lợi dụng Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương
B. Nhật muốn dùng Pháp làm bia đỡ đạn cho những mâu thuẫn ở Đông Dương
C. Nhật muốn mượn tay Pháp để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương
D. Nhật không muốn đụng độ với Mĩ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
- Câu 18 : Tại sao khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Pháp lại thi hành chính sách thù địch với với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa?
A. Để tránh nguy cơ thuộc địa bị rơi vào tay phe Trục
B. Để ngăn chặn cách mạng nổ ra
C. Để huy động tối đa tiềm lực của thuộc địa cho chiến tranh
D. Để tranh nguy cơ bị đồng minh xâm chiếm thuộc địa
- Câu 19 : Tháng 6-1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới Việt Nam là
A. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
B. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.
C. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
D. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
- Câu 20 : Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là
A. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc
B. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ
C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
D. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh
- Câu 21 : Lối đánh nào được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
A. Đánh du kích
B. Bám thắt lưng địch mà đánh
C. Đánh điểm, diệt viện, truy kích
D. Đánh du kích, mai phục dài ngày
- Câu 22 : Kể từ năm 1950, biểu hiện nào cho thấy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp ngày càng chịu sự tác động của cục diện hai cực - hai phe?
A. Các nước XHCN công nhận, ủng hộ Việt Nam, trong khi Mĩ viện trợ ngày càng nhiều cho Pháp.
B. Các nước phương Tây ra sức viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến để chống lại Việt Nam.
C. Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
D. Mĩ muốn thông qua viện trợ kinh tế - quân sự, từng bước gạt Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh.
- Câu 23 : Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
A. loại hình chiến dịch
B. địa hình tác chiến
C. đối tượng tác chiến
D. lực lượng chủ yếu
- Câu 24 : Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa
A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động
B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch
C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân
D. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên
- Câu 25 : Đâu là anh hùng đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
A. Trần Cừ
B. Phan Đình Giót
C. La Văn Cầu
D. Bế Văn Đàn
- Câu 26 : Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
A. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”
B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”
C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”
D. “Tất cả để đánh giặc Pháp xâm lược”
- Câu 27 : Sau chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân đội ta đã
A. Thực hiện phương châm đánh nhanh thắng nhanh.
B. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. Chuyển sang tiến hành kháng chiến trường kì.
D. Thực hiện các cuộc tiến công quân sự lớn trong phạm vi cả nước.
- Câu 28 : Giữa năm 1949, thực dân Pháp triển khai kế hoạch Rơve ở Việt Nam nhằm mục đích
A. Bao vây cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc.
B. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta ở đồng bắc Bắc Bộ và Tây Bắc.
C. Thu hút, giam chân và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
D. Giành thắng lợi quân sự để xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn.
- Câu 29 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là gì?
A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
B. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.
C. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp
- Câu 30 : Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở.
B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.
C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta.
D. Là chiến dịch có quy mô lớn thứ hai của quân đội ta.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12