Đề ôn tập Chương 5 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường T...
- Câu 1 : Theo định luật Lenxo, dòng điện cảm ứng:
A. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động.
B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ.
C. xuất hiện trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ.
D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
- Câu 2 : Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. vận tốc chuyển động của thanh.
B. bản chất kim loại làm thanh dẫn.
C. chiều dài của thanh.
D. cảm ứng từ của từ trường.
- Câu 3 : Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-3 T. Từ thông gửi qua khung dây là 10-4 WB. Chiều rộng của khung dây nói trên là:
A. 10 cm.
B. 1 cm.
C. 1 m.
D. 10 m.
- Câu 4 : Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 0,1 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trên ống dây trong khoảng thời gian đó là
A. 40V.
B. 10V.
C. 30V.
D. 20V.
- Câu 5 : Một vòng dây phẳng có đường kính 10cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B=1/π. Từ thông gửi qua vòng dây khi vecto cảm ứng từ \(\vec B\) hợp với mặt phẳng vòng dây một góc α=300 là
A. 50 WB.
B. 0,005 WB.
C. 12,5 WB.
D. 1,25.10-3 WB.
- Câu 6 : Công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng, diện tích S, có chiều dài l?
A. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}l}}{S}\)
B. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}S}}{l}\)
C. \(L = {10^{ - 7}}.\frac{{N{\rm{S}}}}{l}\)
D. \(L = {10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}{\rm{S}}}}{l}\)
- Câu 7 : Hiện tượng tự cảm là hiện tượng:
A. Xuất hiện dòng điện khi nối mạch với nguồn.
B. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
C. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
D. Cảm ứng từ xảy ra do cường độ dòng điện trong mạch đó biến thiên.
- Câu 8 : Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều B = 5.10-2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với \(\vec B\) một góc α=300. Khung dây giới hạn bởi điện tích 12 cm2. Từ thông qua điện tích S là:
A. ϕ=0,3.10−5Wb.
B. ϕ=3.10−5Wb.
C. ϕ=0,3√3.10−5Wb.
D. ϕ=3√3.10−5Wb.
- Câu 9 : Một mạch điện kín phẳng xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch. Các đường sức từ ban đầu vuông góc với mặt phẳng chứa mạch. Trong một vòng quay suất điện động cảm ứng
A. đổi chiều một lần.
B. đổi chiều hai lần.
C. không đổi chiều.
D. luôn luôn dương.
- Câu 10 : Trong vòng dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng khi nào?
A. Khi nam châm chuyển động trong mặt phẳng chứa vòng dây.
B. Vòng dây bị bóp méo.
C. Từ thông qua vòng dây có sự biến đổi.
D. Nam châm chuyển dộng xuyên qua vòng dây.
- Câu 11 : Cho biết phát biểu sai định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
A. Nếu từ thông qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng cùng chiều từ trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm.
B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ trường ban đầu qua mạch kín.
C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho nó có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
- Câu 12 : Chọn công thức đúng của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong đoạn dây dẫn chuyển động cắt từ trường.
A. |ec|=Blsinα.
B. |ec|=BScosα.
C. |ec|=lvBsinα.
D. |ec|=|q|vBsinα.
- Câu 13 : Một cuộn dây có 1000 vòng, điện tích mỗi vòng S = 25 cm2 đặt trong từ trường đều. Trong thời gian ∆t = 0,5s, cảm ứng từ thay đổi từ 0 đến B = 10-2 T, cảm ứng từ song song với trục cuộn dây. Độ biến thiên từ thông là:
A. \({\rm{\Delta }}\phi {\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} {2,5.10^{ - 3}}{\mkern 1mu} {\rm{W}}b.\)
B. \({\rm{\Delta }}\phi {\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} {25.10^{ - 3}}{\mkern 1mu} {\rm{W}}b.\)
C. \({\rm{\Delta }}\phi {\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} {2,5.10^{ - 4}}{\mkern 1mu} {\rm{W}}b.\)
D. \({\rm{\Delta }}\phi {\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} 0,25{\mkern 1mu} {\rm{W}}b.\)
- Câu 14 : Từ thông qua mạch kín biến thiên theo thời gian ϕ=0,04(3−2t). Trong khoảng thời gian từ 1s đến 2s suất điện động trong khung có độ lớn là:
A. |ec|=0,1V
B. |ec|=0,24V
C. |ec|=0,08V
D. |ec|=0,56V
- Câu 15 : Khi đưa nam châm lại gần vòng dây thì hiện tượng nào không xảy ra ?
A. Từ thông qua vòng dây tăng.
B. Trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây theo chiều Abc.
D. Vòng dây sẽ chuyển động sang bên trái, cùng chiều dịch chuyển của nam châm.
- Câu 16 : Khi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường và có một suất điện động cảm ứng thì nó là một nguồn điện. Lực lạ trong nguồn này là:
A. lực Lo-ren-xơ.
B. lực Am-pe.
C. ngoại lực làm đoạn dây chuyển động.
D. hợp của lực Am-pe và ngoại lực.
- Câu 17 : Từ thông qua mạch điện kín, phẳng đặt trong một từ trường đều không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Diện tích S giới hạn bởi mạch điện.
B. Cách chọn vectơ pháp tuyến của mặt phẳng mạch điện.
C. Vị trí của mạch điện.
D. Hình dạng của mạch điện.
- Câu 18 : Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Đây là nội dung của định luật nào?
A. Định luật Len-xơ.
B. Định luật Jun – Len-xơ.
C. Định luật cảm ứng điện từ.
D. Định luật Fa-ra-đây.
- Câu 19 : Chọn phát biểu đúng về suất điện động cảm ứng:
A. Suất điện động cảm ứng là trường hợp đặc biệt của suất điện động tự cảm.
B. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong khung dây khi cho khung dây quay đều trong từ trường.
C. Suất điện động cảm ứng xuất hiện khi dòng điện qua mạch điện biến đổi gọi là suất điện động tự cảm.
D. Suất điện động tự cảm chỉ xuất hiện khi ta đóng mạch điện.
- Câu 20 : Chọn phát biểu đúng về từ thông.
A. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S.
B. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức.
C. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt song song với đường sức.
D. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S hợp với cảm ứng từ \(\vec B\) một góc α với 0<α<900
- Câu 21 : Chọn phát biểu đúng.Đơn vị của từ thông là Wb (vêbe), ở đây 1 Wb bằng:
A. 1 A.m.
B. 1 T.m2.
C. 1 A/m
D. 1 T/m2
- Câu 22 : Một vòng dây phẳng diện tích S đặt trong từ trường đều B = 0,1 T. Mặt phẳng vòng dây hợp với \(\vec B\) một góc 300. Từ thông qua vòng dây là 25.10-4 Wb. Diện tích của vòng dây là:
A. S = 50 cm2
B. S = 500 cm2
C. S = 2,88 cm2
D. S = 2,88 m2
- Câu 23 : Chọn phát biểu đúng.Đơn vị độ tự cảm là H (Henri), với 1 H bằng:
A. 1 V/A.
B. 1 V.A.
C. 1 J.A2.
D. 1 J/A2.
- Câu 24 : Chọn đáp án đúng.Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 giây, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng:
A. 1 mV.
B. 0,5 mV.
C. 8 V.
D. 0,04 mV.
- Câu 25 : Một ống dây có tiết diện ngang S, độ dài l, gồm N vòng dây dẫn. Trong ống không có lõi sắt. Độ tự cảm của ống có thể tính bằng:
A. \(L{\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} 4\pi {.10^{ - 7}}{\mkern 1mu} NSl.\)
B. \(L{\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} 4\pi {.10^{ - 7}}{\mkern 1mu} \frac{{NS}}{l}.\)
C. \(L{\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} 4\pi {.10^{ - 7}}{\mkern 1mu} \frac{{N{S^2}}}{l}.\)
D. \(L{\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} 4\pi {.10^{ - 7}}{\mkern 1mu} \frac{{{N^2}S}}{l}.\)
- Câu 26 : Chọn phát biểu đúng.Một khung dây dẫn kín đặt trong một từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung khi:
A. Khung chuyển động thẳng đều theo phương vuông góc với đường sức từ.
B. Khung chuyển động thẳng đều theo phương song song với đường sức từ.
C. Khung quay đều quanh một trục có phương của đường sức từ.
D. Khung quay đều quanh một trục có phương vuông góc với đường sức từ.
- Câu 27 : Trong khoảng thời gian 0,2 giây, từ thông qua một khung dây giảm từ 0,2 Wb xuống còn 0,04 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn là:
A. 8 V.
B. 0,08 V.
C. 0,8 V.
D. 4 V.
- Câu 28 : Chọn phát biểu đúng.Có một dòng điện I chạy qua ống dây dẫn. Năng lượng từ trường của ống dây không phụ thuộc vào
A. điện trở của ống dây.
B. có lõi sắt hoặc không có lõi sắt trong ống dây.
C. giá trị của dòng điện I.
D. số vòng trong ống dây.
- Câu 29 : Chọn đáp án đúng.Nếu trong cuộn dây xuất hiện một suất điện động tự cảm 10 V, khi cường độ dòng điện chạy trong nó thay đổi từ 5 A đến 10 A trong thời gian 0,1s thì độ tự cảm của cuộn dây đó bằng:
A. 0,3 H.
B. 0,6 H.
C. 0,2 H.
D. 0,4 H.
- Câu 30 : Chọn phát biểu đúng.Dòng điện Fu-cô chỉ xuất hiện trong
A. các chất dẫn điện.
B. các cuộn dây.
C. các vật liệu sắt từ.
D. các chất điện môi.
- Câu 31 : Chọn phát biểu đúng.Ta có thể dùng bàn tay phải để xác định các cực của thanh dẫn chuyển động trong từ trường, được coi như một nguồn điện như sau:
A. chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.
B. chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
C. chiều từ các ngón tay đến cổ tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
D. chiều từ cổ tay đến các ngón tay vuông góc với chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.
- Câu 32 : Khi thanh dẫn chuyển động trong từ trường thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh có biểu thức:
A. |ec|=Bvlcosθvới θ là góc hợp bởi \(\vec v\) và \(\vec B\)
B. |ec|=Bvlsinθ với θ là góc hợp bởi \(\vec v\) và \(\vec B\)
C. |ec|=Bvlsinθ với θ là góc hợp bởi \(\vec l\) và \(\vec B\)
D. |ec|=Bvlsinθ với θ là góc hợp bởi \(\vec v\) và \(\vec B\)
- Câu 33 : Chọn câu sai về dòng điện Fu - cô.
A. Dòng điện Fu-cô gây hiệu ứng tỏa nhiệt.
B. Dòng điện Fu-cô trong động cơ điện chống lại sự quay của động cơ, làm giảm công suất của động cơ.
C. Dòng điện Fu-cô trong công tơ điện có tác dụng làm cho đĩa ngừng quay nhanh chóng khi ngắt động cơ điện.
D. Dòng điện Fu-cô là dòng điện có hại.
- Câu 34 : Khi khung dây chuyển động, hình nào trong hình dưới đây biểu diễn đúng định luật Len-xơ?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
- Câu 35 : Một ống dây có dòng điện 3 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng từ trường là 10mJ. Nếu có một dòng điện 9 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng là
A. 30 mJ.
B. 90 mJ.
C. 60mJ.
D. 10/3 mJ.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp