Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Qua...
- Câu 1 : Bước vào thế kỷ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?
A. Hoà bình, ổn định cùng hợp tác phát triển
B. Cùng tồn tại phát triển hoà bình
C. Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế
D. Hoà nhập nhưng không hoà tan
- Câu 2 : Đặc điểm nổi bật của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là?
A. Các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo… liên tếp xảy ra ở nhiều nơi.
B. Hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản.
C. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu to lớn.
D. Thế giới hình thành hai phe: TBCN và XHCN.
- Câu 3 : Yếu tố làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. trật tự hai cực Ianta được thiết lập.
B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C. cục diện Chiến tranh lạnh.
D. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
- Câu 4 : “Trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn của nửa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật .... với bao diễn biến dồn dập, đem tới những thay đổi to lớn và những... đầy bất ngờ”. (SGK Lịch sử 12, T71)Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống
A. Phức tạp, biến động
B. Phức tạp, sôi động
C. Sôi động, đảo lộn
D. Sôi động, sự kiện.
- Câu 5 : Xu thế phát triển của thế giới khi bước sang thế kỷ XXI là gì?
A. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên đều có lợi.
B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
C. Hoà nhập nhưng không hòa tan.
D. Hoà hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Câu 6 : Xu thế trong quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt là gì?
A. Mâu thuẫn và xung đột, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và đối thoại.
B. Mâu thuẫn và hài hòa, hòa bình và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.
C. Mâu thuẫn và cạnh tranh, hợp tác và hội nhập, tiếp xúc và kiềm chế.
D. Mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.
- Câu 7 : Ngày nay sức mạnh của mỗi quốc gia dựa trên những yêu tố nào?
A. Một nền sản xuất phồn vinh, một nền chính trị vững chắc, một nền công nghiệp có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
B. Một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
C. Một nền sản xuất phồn vinh, một nền văn hóa tiên tiến, một nền công nghiệp có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
D. Một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghiệp có trình độ cao cùng với một lực lượng quân đội đông đảo.
- Câu 8 : Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.
C. Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.
D. Sự đối đầu giữa “hai cực” - hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
- Câu 9 : Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?
A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
C. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.
D. Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
- Câu 10 : Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?
A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949).
B. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu.
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945).
D. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)
- Câu 11 : Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là gì?
A. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế
C. Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi.
D. Hoà nhập nhưng không hoà tan.
- Câu 12 : Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là gì?
A. Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô - Mĩ, đỉnh cao là cuộc Chiến tranh lạnh
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác.
C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra.
D. Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác.
- Câu 13 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:“Trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật ….... với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn và những…….đầy bất ngờ”.
A. Phức tạp, sôi động
B. Phức tạp, biến động.
C. Sôi động, đảo lộn.
D. Sôi động, sự kiện.
- Câu 14 : Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế ngày nay là về lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Quân sự
D. Khoa học – Công nghệ
- Câu 15 : Quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh diễn tiến theo xu hướng nào?
A. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
B. đối thoại, hợp tác, cạnh tranh gay gắt.
C. xung đột, bất hợp tác.
D. hòa bình, hợp tác toàn diện và phát triển.
- Câu 16 : Hợp tác về kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ giữa các nước giai đoạn nào?
A. trước chiến tranh thế giới thứ hai.
B. sau chiến tranh lạnh.
C. trong và sau chiến tranh lạnh.
D. trong chiến tranh lạnh
- Câu 17 : Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã?
A. đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.
B. đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ
D. dẫn đến sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
- Câu 18 : Trong xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm, yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia là gì?
A. sức mạnh tổng hợp.
B. vũ khí nguyên tử.
C. khoa học kĩ thuật.
D. kinh tế.
- Câu 19 : Hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc từ sau Chiến tranh lạnh là gì?
A. xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
B. phát triển tính năng động, sức mạnh kinh tế.
C. chạy đua vũ trang, xây dựng quốc phòng.
D. khôi phục tính năng động, sức mạnh kinh tế.
- Câu 20 : Biến chuyển nào không phải là biến chuyển quan trọng của hệ thống đế quốc chủ nghĩa từ nửa sau thế kỷ XX?
A. Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất.
B. Thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới.
C. Sự hình thành và phát triển ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
D. Sự ra đời và phát triển của Liên Minh châu Âu (EU).
- Câu 21 : Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào?
A. Châu Á, châu Phi, châu Âu.
B. Châu Á, châu Phi và Mĩ- la-tinh.
C. Châu Á, châu Âu và Mĩ-la-tinh.
D. Trên tất cả các lục địa.
- Câu 22 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản còn được gọi là gì?
A. Chủ nghĩa tử bản phân biệt chủng tộc.
B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
C. Chủ nghĩa tư bản lũng loạn nhà nước.
D. Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Câu 23 : Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI, vì ?
A. không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước.
B. có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.
C. có điều kiện chính trị ổn định để phát triển.
D. tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển mọi mặt.
- Câu 24 : Ngày nay, trong quan hệ quốc tế phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. đảm bảo các quyền cơ bản của dân tộc và con người
B. thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.
C. sự nhất trí của 5 nước Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
D. đảm bảo quyền lợi tuyệt đối của Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Câu 25 : Vì sao bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “châu Á thức tỉnh”?
A. Vì tất cả các nước châu Á có nền kinh tế phát triển.
B. Vì chế độ phong kiến không còn tồn tại ở châu Á.
C. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
- Câu 26 : Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
- Câu 27 : Lãnh đạo nhân dân các nước ở Đông Nam Á, Nam Á nhằm lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là giai cấp?
A. Tư sản dân tộc.
B. Tiểu tư sản trí thức
C. Giai cấp vô sản
D. Nông dân và binh lính
- Câu 28 : Trong giai đoạn sau của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về lĩnh vực nào?
A. Năng lượng
B. Tin học
C. Công nghệ
D. Sinh học
- Câu 29 : Để thích nghi với xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải?
A. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức
B. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
C. Tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế
D. Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu KH-KT
- Câu 30 : Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 thế kỉ XX trở đi là?
A. các quốc gia ra sức phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
B. quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.
C. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
D. các quốc gia trên thế giới tăng cường chạy đua vũ trang.
- Câu 31 : Tính hai mặt của xu thế toàn cầu hóa là gì?
A. vừa tạo thời cơ, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các dân tộc trên thế giới
B. tạo cơ hội lớn cho cả các nước TBCN và XHCN
C. nguy cơ cạnh tranh khốc liệt và đánh mất bản sắc dân tộc
D. tạo ra thách thức lớn cho các nước TBCN và XHCN
- Câu 32 : Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là gì?
A. Các nhà khoa học công bố « Bản đồ gen người »
B. Công nghệ ezim ra đời
C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ « đột biến gen »
- Câu 33 : Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là?
A. Năng lượng Mặt trời
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng than đá
D. Năng lượng dầu mỏ.
- Câu 34 : Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang phát triền qua?
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 1 giai đoạn
- Câu 35 : Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là gì?
A. Xu thế chủ quan
B. Xu thế khách quan
C. Xu thế đối ngoại
D. Những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
- Câu 36 : Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào?
A. Khoa học – kĩ thuật – sản xuất.
B. Kĩ thuật – khoa học – sản xuất.
C. Khoa học - sản xuất – kĩ thuật.
D. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12