Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Lê Lợi - Quảng...
- Câu 1 : Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là gì?
A Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế.
B Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam
C Thống nhất đất nước về mặt nhà nước
D Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước
- Câu 2 : Mục tiêu Ba chương trình kinh tế “lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu” được đề ra tại đại hội Đảng nào?
A Đại hội IV.
B Đại hội V
C Đại hội VI
D Đại hội VII
- Câu 3 : Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào sau đây?
A Chiến dịch Tây nguyên.
B Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
- Câu 4 : Xuân Lộc, một căn cứ trọng điểm của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông, đã bị thất thủ vào thời gian nào?
A 9/4/1975.
B 21/4/1975
C 16/4/1975.
D 17/4/1975.
- Câu 5 : Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
A Chiến thắng Phước Long
B Chiến thắng Quảng Trị.
C Chiến thắng Huế - Đà Nẵng
D Chiến thắng Tây Nguyên
- Câu 6 : Chiến thắng Phước Long đã giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?
A Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
B Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm1976
C Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- Câu 7 : Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt nam hóa chiến tranh” là gì?
A Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
B Có sự phối hợp đáng kể cuả lực lượng chiến đấu Mỹ
C Dưới sự chỉ huy cuả hệ thống cố vấn quân sự Mỹ.
D Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân nguỵ.
- Câu 8 : Cuộc hành quân lớn nhất của quân Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966- 1967 vào Đông Nam Bộ là cuộc hành quân nào?
A Atơnbôrơ.
B Xêđanphôn
C Gianxơn Xity.
D Cuộc hành quân ánh sáng sao.
- Câu 9 : Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, lực lượng nào là chủ yếu để tiến hành chiến tranh?
A Quân đội Mĩ
B Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn
C Quân đội Mĩ và đồng minh
D Quân đội Sài Gòn
- Câu 10 : Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và quốc sách trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A Dồn dân lập “ấp chiến luợc”.
B Lập các “khu trù mật”.
C Lập các “vành đai trắng” để khủng bố cách mạng.
D Phong tỏa biên giới để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
- Câu 11 : Ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì ?
A Bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ.
B Vạch trần âm mưu “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương.
D Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương
- Câu 12 : Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là gì?
A Đổi mới về chính trị.
B Đổi mới về kinh tế và chính trị.
C Đổi mới về kinh tế.
D Đổi mới về văn hóa.
- Câu 13 : Hội nghị lần thứ 21 của Đảng xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1973 – 1975 là gì?
A Bảo vệ vùng giải phóng.
B Bảo vệ những thành quả của cách mạng.
C Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D Đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
- Câu 14 : Cờ đỏ sao vàng và bài hát “Tiến quân ca” được chọn làm Quốc kỳ và Quốc ca của nước ta tại sự kiện lịch sử nào?
A Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tháng 11 năm 1975.
B Hội nghị lần thứ 24 của BCHTW Đảng tháng 9 năm 1975.
C Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI năm 1976.
D Ngay sau khi đất nước được thống nhất.
- Câu 15 : Nội dung như là công thức tổng quát về chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ.
B Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ + quân đội đồng minh + quân đội Sài Gòn + vũ khí, trang bị của Mĩ.
C Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ là chủ yếu + quân đội Sài Gòn + vũ khí, trang bị của Mĩ.
D Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ + quân đội đồng minh + vũ khí, trang bị của Mĩ.
- Câu 16 : Loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trong những năm 1965- 1968 là
A “Chiến tranh đơn phương”.
B “Chiến tranh đặc biệt”
C “Chiến tranh cục bộ”.
D “Việt Nam hóa chiến tranh”
- Câu 17 : Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau khi giải phóng miền Nam?
A Là cơ sở để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa- xã hội.
B Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH.
C Là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc.
D Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế
- Câu 18 : Đường lối đổi mới đất nước được Đảng đề ra khi nào?
A Đại hội Đảng lần thứ IV (12- 1976)
B Đại hội Đảng lần thứ V (3- 1982)
C Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)
D Đại hội Đảng lần thứ VII (6-1991)
- Câu 19 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã quyết định và thông qua những vấn đề quan trọng, ngoại trừ
A đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước, cũng như của cách mạng từng miền.
B quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam để chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam.
C thông qua báo cáo chính trị và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
D bầu ban chấp hành Trung ương mới.
- Câu 20 : Điểm giống nhau của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì?
A Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN
B Gắn “Việt Nam hóa chiến tranh” với “Đông Dương hóa chiến tranh”
C Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân Mĩ.
D Là loại hình xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
- Câu 21 : Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri?
A Thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B Bị đánh bất ngờ trong cuộc tiến công chiến lược Mậu Thân năm 1968.
C Thất bại trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
D Thất bại trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng.
- Câu 22 : Chiến thắng nào đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” ở miền Nam?
A Ấp Bắc.
B Vạn Tường.
C Mùa khô 1965-1966.
D Mùa khô 1966-1967.
- Câu 23 : Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
A Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Câu 24 : Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
B thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
C được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
D là loại hình chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam.
- Câu 25 : Tại sao đến năm 1965, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
A Mĩ lo ngại ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta
B Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam.
C Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh Việt Nam.
D Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản hoàn toàn.
- Câu 26 : Ngày 6-6-1969 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào?
A Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời.
B Thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
C Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
D Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
- Câu 27 : Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì
A làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
B buộc Mĩ phải châm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C buộc Mĩ phải đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
D giáng một đòn nặng nề vào chính quyền Sài Gòn, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.
- Câu 28 : Ý nghĩa lịch sử nào là cơ bản nhất của cuộc tiến công chiến lược năm 1972?
A Đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
B Đã giáng một đòn nặng nề vào vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C Đã giáng một đòn vào quân ngụy (công cụ chủ yếu của Mĩ).
D Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
- Câu 29 : Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước
A các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tựu sau cải cách.
B xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
C Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách.
D Cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội Việt Nam diễn ra trầm trọng.
- Câu 30 : Trong thời kì từ 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã hoàn thành căn bản nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
A Cuộc tiến công chiến lược 1972.
B Hiệp định Pari về Việt Nam kí kết 1973.
C Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
D Cuộc Tổng tiến công và nổi Xuân Mậu Thân 1968.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12