Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử trường THPT Yên Lạc...
- Câu 1 : Nước nào được mệnh danh là “người khổng lồ về kinh tế, nhưng là chú lùn về chính trị”?
A Nga
B Tây Âu
C Nhật Bản
D Mĩ
- Câu 2 : Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobatton”, chia cắt đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ
A cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
B thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.
C thực dân Anh chấm dứt cai trị Ấn Độ.
D thực dân Anh đã nhượng bộ, là điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ tiếp tục đấu tranh.
- Câu 3 : Cho các sự kiện: (1) Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời(2) Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân(3) Liên Xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV(4) Mĩ đề ra kế hoạch Má-san nhằm giúp đỡ các nước Tây ÂuHãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.
A 2,3,1,4.
B 2,4,3,1.
C 1,2,3,4.
D 1,3,2,4.
- Câu 4 : Cho biết đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 đến trước tháng 8- 1925?
A Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát.
B Phong trào thể hiện ý thức về quyền lợi kinh tế.
C Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và kinh tế có ý thức.
D Phong trào thể hiện ý thức chính trị
- Câu 5 : Nguyên nhân khách quan quan trọng nhất dẫn đến nền kinh tế Tây Âu nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A Dựa vào nguồn viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan
B Nhờ vào thực lực của nhân dân Tây Âu.
C Thu lợi nhuận từ chính sách khai thác thuộc địa
D Tây Âu giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Câu 6 : Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là gì?
A Tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành độc lập.
B Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập.
C Tiếp tục chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
D Tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ thành lập.
- Câu 7 : Đến đầu thế kỉ XX, nước nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập (tuy bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt?
A Mã Lai
B In-đô-nê-xi-a.
C Xiêm
D Phi-lip-pin.
- Câu 8 : Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là
A đế quốc cho vay lãi
B đế quốc phong kiến quân phiệt.
C đế quốc thực dân.
D đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
- Câu 9 : Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng
A Vô sản
B dân chủ tư sản kiểu mới.
C giải phóng dân tộc
D dân chủ tư sản kiểu cũ.
- Câu 10 : Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
A Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực.
C Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật – công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.
D Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa
- Câu 11 : Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt yêu nước sống ở Pháp tới hội nghị Vécxai (18-6-1919) bản yêu sách đòi
A Chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam
B Chính phủ Pháp phả thừa nhận quyền con người của dân tộc Việt Nam.
C Chính phủ Pháp phải thừa nhận độc lập dân tộc toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
D Chỉnh phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Câu 12 : Bốn “con rồng” kinh tế châu Á bao gồm:
A Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo, Thái Lan.
B Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Ma Cao.
C Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo.
D Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Xingapo.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12