Động cơ không đồng bộ 3 pha
- Câu 1 : Hãy chọn phát biểu đúng. Động cơ không đồng bộ ba pha được tạo ra trên cơ sở hiện tượng
A tác dụng của từ trường không đổi lên dòng điện.
B cảm ứng điện từ.
C tác dụng của từ trường quay lên khung dây dẫn kín có dòng điện.
D hưởng ứng tĩnh điện.
- Câu 2 : Trong mạch ba pha, các suất điện động mắc theo mạng hình sao, các tải mắc theo hình sao thì điện áp dây (điện áp giữa hai dây) so với điện áp pha (điện áp giữa hai cực của mỗi pha nguồn) là :
A Udây = 3 Upha
B Udây =\(\sqrt3\) Upha
C Udây = \(1\over3\) Upha
D Udây = \(1\over\sqrt3\) Upha
- Câu 3 : Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e = E0cos(ωt + \(\frac{\pi }{2}\)). Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng
A 1500.
B 900.
C 450.
D 1800.
- Câu 4 : Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng 100\(\sqrt 2 \)V. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của phần ứng là \(\frac{5}{\pi }\) mWb. Số vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là
A 71 vòng.
B 100 vòng.
C 400 vòng.
D 200 vòng.
- Câu 5 : Khi truyền điện năng có công suất P từ nơi phát điện xoay chiều đến nơi tiêu thụ thì công suất hao phí trên đường dây là ∆P. Để cho công suất hao phí trên đường dây chỉ còn là \(\frac{{\Delta P}}{n}\) (với n > 1), ở nơi phát điện người ta sử dụng một máy biến áp (lí tưởng) có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là
A \(\sqrt n \).
B \(\frac{1}{{\sqrt n }}\).
C n
D \(\frac{1}{n}\).
- Câu 6 : Cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp có số vòng lần lượt là 600 vòng và 120 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều cớ giá trị hiệu dụng 380V.a. Tính điện áp giữa 2 đầu cuộn thứ cấpb. Nối 2 đầu cuộn thứ cấp với điện trở có R = 100\(\Omega \). Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp( bỏ qua mọi hao phí ở máy biến áp)
- Câu 7 : Điện năng được tải từ trạm tăng áp tới trạm hạ áp bằng đường dây tải điện 1 pha có điện trở R = 30\(\Omega \). Bỏ qua tổn hao năng lượng ở các máy biến áp.a. Vẽ sơ đồ truyền tải điệnb. Biết điện áp ở 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy hạ áp lần lượt là 2200V và 220V, cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp của máy hạ áp là 100A . Tính điện áp ở 2 cực trạm tăng áp và hiệu suất truyền tải điện. Coi hệ số công suất của mạch bằng 1
- Câu 8 : Một máy phát điện xoay chiều phần cảm có 12 cặp cực quay với vận tốc 300vòng/phút. Từ thông cực đại qua các cuộn dây lúc đi ngang qua đầu cực là 0,2Wb và mỗi cuộn dây có 5 vòng dây (số cuộn bằng số cực từ).a. Tính tần số của dòng điện xoay chiều phát ra.b.Viết biểu thức của suất điện động cảm ứng và tính suất điện động hiệu dụng của máy phát. (\(\varphi \)=0)
- Câu 9 : Một máy phát điện xoay chiều có mười hai cặp cực. Phần ứng gồm 24 cuộn dây mắc nối tiếp. Từ thông do phần cảm sinh ra đi qua mỗi cuộn dây có giá trị cực đại 3.10-2 Wb. Roto quay với tốc độ 300 vòng/phút.a. Tính tần số của dòng điện phát ra.b. Viết biểu thức của suất điện động sinh ra.c. Tính công suất của máy phát, biết cường độ hiệu dụng của dòng điện là 2A và hệ số công suất là 0,8.Câu 13
- Câu 10 : Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp 380V. Cuộn thứ cấp có dòng điện 1,5A chạy qua và có điện áp giữa hai đầu dây là 120V. Biết số vòng dây của cuộn thứ cấp là 30. Tìm số vòng dây của cuộn sơ cấp và cường độ dòng điện chạy qua nó. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy.
- Câu 11 : Ở một mạng điện 3 pha mắc hình sao, điện áp giữa dây pha và dây trung hòa là 220V. Có một điện trở R = 40\(\Omega \). Tính cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở R nếu dùng 2 dây pha hoặc 1 dây pha và 1 dây trung hòa?-
- Câu 12 : Mạng điện ba pha có điện áp pha Up = 120V có tải tiêu thụ mắc thành hình sao. Tính cường độ dòng điện trong các dây pha và dây trung hòa nếu các tải tiêu thụ trên A, B, C là điện trở thuần RA = RB = 12W ; RC = 24W.
- Câu 13 : Một động cơ không đồng bộ 3 pha đấu theo hình tam giác vào một mạng điện xoay chiều 3 pha có điện áp dây 220 V. Biết dòng điện dây là 10 A và hệ số công suất cosj = 0,8. Tính công suất của động cơ?
- Câu 14 : Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220 V thì sinh ra công suất cơ học là 170 W. Biết động cơ có hệ số công suất 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên dây quấn động cơ là 17 W. Bỏ qua hao phí khác, cường độ dòng điện cực đại là bao nhiêu?
- Câu 15 : Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220 V thì sinh ra công suất cơ học là 85 W. Biết động cơ có hệ số công suất 0,85 và điện trở dây quấn là 85\(\Omega \).a) Tính cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ?b) Tính hiệu suất của động cơ?
- Câu 16 : Một động cơ không đồng bộ ba pha có điện áp định mức mỗi pha là 220V.a.Hỏi mắc các cuộn dây của động cơ như thế nào để có thể cho động cơ này đúng công suất định mức khi mạng điện có điện áp pha bằng 127Vb.Biết rằng công suất của động cơ là 10kW và hệ số công suất\(\cos \phi \) = 0,8.Tính cường độ dòng điện chạy qua các cuộn dây của động cơ
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất